Mẹ và Con - Phong tục đi chùa đầu năm được xem như một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam ta để cầu mong mọi điều may mắn, bình an sẽ đến trong năm mới. Nhưng bà bầu thì có nên đi chùa đầu năm hay không?

Có nhiều thực hư xoay quanh câu chuyện bà bầu đi chùa đầu năm sẽ bị vong theo, bị bắt con khiến nhiều mẹ bầu hoang mang và lo sợ không dám đi lễ phật trong những ngày đầu năm mới. Dưới góc nhìn tâm linh và cả dưới góc nhìn khoa học thì bà bầu có nên đi chùa đầu năm? Cùng xem lời giải đáp trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Vì sao nhiều người thích đi lễ chùa trong dịp đầu năm mới?

Vào những ngày đầu năm, các đền thờ hay miếu chùa thường rất đông đúc dân thập phương đến viếng lễ. Trong tâm thức người Việt ta thì việc đi lễ sẽ giúp đưa tiễn những điều chưa may mắn bình an của năm cũ, xóa bỏ những muộn phiền mệt mỏi. Ngoài ra, đi lễ chùa đầu năm còn để cầu phúc lộc, may mắn và bình an để mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

Những mẹ bầu còn đi chùa đầu năm với mục đích giúp mong mẹ tròn con vuông, thai nhi phát triển mạnh khỏe và có thể vượt cạn thành công. Mẹ bầu còn đến chùa để tâm trạng thư thái hơn, từ đó hạn chế được tình trạng áp lực, trầm cảm khi mang thai và sau khi sinh con.

Xem thêm:

Bà bầu có nên đi chùa đầu năm hay không?

Dưới góc nhìn tâm linh, bà bầu có nên đi chùa đầu năm hay không?

Nhiều người còn nhầm lẫn giữa đền, chùa và miếu. Trong khi miếu là nơi thờ thần bản địa có công với vùng đất đó thì đền là nơi thờ các vị thánh, các nhân vật lịch sử có công đối với dân tộc. Chùa là địa điểm linh thiêng được xây nên để thờ cúng các vị Phật. 

Vậy thì đầu năm bà bầu có nên đi chùa hay không? Theo quan điểm của dân gian ta thì tại các đền, miếu sẽ có một số vị thánh dữ hoặc kị phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai. Vì thế, mẹ bầu không nên đến các đền hoặc miếu. Tuy nhiên, vẫn có thể đi chùa đầu năm vì đến chùa có thể được các vị Phật chở che, ban cho sự bình an, giúp mẹ tròn con vuông và sinh nở thuận lợi.

đi chùa trong ngày đầu năm

Dưới góc nhìn khoa học, bà bầu có nên đi chùa đầu năm hay không?

Hoạt động đi lễ chùa trong dịp đầu năm mới rất có lợi đối với các mẹ bầu bởi việc đi lại, vận động sẽ giúp mẹ khỏe mạnh hơn. Tâm lý phụ nữ mang thai cũng rất dễ bức bối, khó chịu. Không gian thanh tĩnh trong chùa cũng phần nào giúp bạn xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian mang thai. 

Khi tâm trí được thư giãn thì sức khỏe của bà bầu ít nhiều cũng được cải thiện, tốt cho cả mẹ và bé. Đó là lý do nhiều người cho biết, việc đi chùa đầu năm rất có lợi đối với phụ nữ đang mang thai.

Phụ nữ mang thai đi chùa đầu năm cần lưu ý những gì?

Vào những ngày đầu xuân, nếu muốn đi lễ chùa, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Tránh nơi quá đông đúc

Việc viếng thăm chùa, đền, miếu đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người dân Việt Nam ta. Vì thế, trong những ngày này, tại các ngôi chùa thường vô cùng đông đúc, dễ xảy ra hiện tượng xô lấn dẫn đến té ngã vô cùng nguy hiểm.

Ngoài ra, ở những nơi đông người thì mẹ bầu cũng dễ bị ngộp thở do thiếu oxy dẫn đến choáng váng, mệt mỏi. Đám đông cũng có thể mang nhiều mầm bệnh không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, tốt nhất khi đi chùa đầu năm thì phụ nữ mang thai nên lựa nơi thanh vắng, hạn chế đến những ngôi chùa quá đông đúc.

Bà bầu có nên đi chùa đầu năm hay không

Cẩn thận với khói nhang

Hít quá nhiều khói nhang cùng một lúc sẽ không có lợi đối với sức khỏe thai nhi. Vì thế, khi đi chùa đầu năm, bạn cũng nên tránh ở trong chùa quá lâu mà có thể ra khuôn viên bên ngoài để đi dạo, tản bộ cho lòng thanh tịnh, thư thái và hít thở không khí trong lành hơn.

Cẩn thận với âm thanh quá lớn

Đi lễ chùa đầu năm mới thì bà bầu nên cẩn thận với những âm thanh quá lớn bởi điều này có thể ảnh hưởng đến thính giác của trẻ vì thai nhi chưa nên tiếp xúc với âm thanh có tần số cao hơn 80 decibel. Trẻ sơ sinh có thể bị dị tật nếu khi còn trong bụng mẹ, bé thường xuyên phải tiếp xúc với những âm thanh với tần số cao.

Ngoài ra, việc đi chùa đầu năm và tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn lớn khiến nồng độ hormone cortisol và corticotropin ở thai nhi tăng cao, khiến trẻ dễ bị căng thẳng sau khi chào đời.

Nghỉ ngơi hợp lý

Khi đi chùa đầu năm, bà bầu nên ưu tiên chọn các chùa gần nhà, thời gian di chuyển thấp để không phải ngồi xe quá lâu. Như vậy thì sẽ tránh được việc mệt mỏi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, hạn chế được tình trạng động thai, dọa sảy thai.

Ngoài ra, trong thời gian đi chùa lễ Phật bạn cũng nên nghỉ ngơi thường xuyên, không nên đi hay vận động quá nhiều.

Cân nhắc sức khỏe

Trước khi đi chùa, bạn nên cân nhắc đến tình hình sức khỏe thực tế xem liệu mình có thể ngồi xe và di chuyển đến nơi đông người hay không. Một số chùa ở trên cao thì liệu bạn có thể đi lên các bậc tam cấp không. Đặc biệt, các bà bầu từng sinh non hay vừa dọa sảy thai thì nên cẩn thận trước khi quyết định đi chùa.

9 tháng thai kỳ

Không nên đi một mình

Khi đi chùa hay đi bất kỳ nơi đâu thì bạn cũng nên đi cùng chồng hay người thân để có thể hỗ trợ cầm đồ nặng hoặc giúp đỡ trong những tình huống cần thiết. Bà bầu không nên đi chùa đầu năm một mình.

Lựa chọn trang phục phù hợp

Đi chùa đầu năm, bà bầu cần lựa chọn trang phục kín đáo, lịch sự phù hợp với nơi tôn nghiêm. Ngoài ra, nên mặc quần áo mỏng, thoải mái, mang giày hoặc dép thấp để không bị đau chân khi di chuyển nhiều.

Phật tại trong tâm nên việc đi chùa đầu năm là rất tốt đối với bà bầu nhưng hãy cân nhắc tùy theo tình hình sức khỏe thực tế, lựa chọn những ngôi chùa không quá đông đúc hoặc nếu sức khỏe không đảm bảo thì ở nhà lễ Phật cũng vẫn có thể đón một năm mới an lành, không cần phải quá lo lắng bạn nhé!

Bài viết liên quan