Mẹ và Con - Chắc hẳn bất kỳ mẹ bầu nào cũng mong muốn mình không mắc bệnh để tránh phải dùng thuốc trong thai kỳ. Tuy nhiên, hành trình mang thai kéo dài suốt 9 tháng sẽ không ít lần mẹ bầu gặp vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt là tình trạng bà bầu bị viêm họng.

Bên cạnh những tình trạng thường gặp như: đau đầu, đau lưng, đau xương chậu, sổ mũi… thì bà bầu bị viêm họng cũng là tình trạng thường gặp nhất. Chính vì vậy, việc bổ sung kiến thức liên quan đến tình trạng đau họng là rất cần thiết. Cùng tham khảo ngay những thông tin sau đây nhé!

Bệnh viêm họng là gì?

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm họng vì nhiều nguyên nhân. Đây là bệnh lý thể hiện tình trạng viêm nhiễm phổ biến gây nhiều tình trạng khác như: đau, rát cổ khó nuốt nước bọt. Đối với cơ thể bình thường bệnh thường sẽ tự khỏi sau 1 tuần hay 10 ngày mà không để lại bất kỳ biến chứng gì.

Tuy nhiên, đối với cơ thể nhạy cảm của phụ nữ mang thai nếu không điều trị viêm họng đúng cách không những ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ mà còn tác động đến thai nhi

Dấu hiệu cảnh báo viêm họng khi mang thai

Nhận biết sớm những dấu hiệu bà bầu bị viêm họng là kiến thức quan trọng mà mẹ bầu cần nắm vững.  Viêm họng ở bà bầu rất dễ nhận ra với các biểu hiện sau

  • Cơ thể có cảm giác gai rét, ớn lạnh. 
  • Mệt mỏi, uể oải. 
  • Sốt cao. 
  • Khô môi, đau rát cổ họng, lưỡi bẩn. 
  • Khi nuốt nước bọt hay thức ăn sẽ bị đau nhức bên hai tai. 
  • Ho có đờm, khản tiếng, thậm chí là mất tiếng. 
  • Khi khám thấy niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết.

Nguyên nhân bà bầu bị viêm họng

Bạn biết không việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng chính là kiến thức quan trọng để tìm được cách điều trị bệnh hiệu quả. Sau đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất khiến bà bầu bị viêm họng.

  • Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp. 
  • Ăn mặn thường xuyên làm tổn thương niêm mạc họng. 
  • Tăng tiết dịch màng nhầy. 
  • Sức đề kháng giảm khi mang thai dễ khiến phụ nữ mắc các căn bệnh do vi khuẩn trong môi trường gây ra. 
  • Rối loạn nội tiết tố khiến phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh. 
  • Người có thai thường có cảm giác nóng bức, uống quá nhiều nước đá hoặc ngồi trước quạt quá lâu cũng có thể gây ra viêm họng cho bà bầu.

Nếu tìm ra đúng nguyên nhân bà bầu bị viêm họng sẽ giúp việc điều trị của mẹ bầu trở nên dễ dàng hơn. Chính vì vậy, thay vì nóng vội mua thuốc để điều trị viêm họng hay kiêng hoàn toàn thuốc thì các bạn nên tìm hiểu nguyên nhân trước tiên.

Bà bầu bị viêm họng
Nguyên nhân bà bầu bị viêm họng

Những cách điều trị cho bà bầu bị viêm họng

Bệnh viêm họng thường chỉ gây ra cảm giác khó chịu đối với người bình thường và sẽ tự hết sau khoảng 1 tuần.  Tuy nhiên, nếu người mắc viêm họng là phụ nữ có thai thì căn bệnh này sẽ gây ra nhiều phiền phức hơn. Vì trong nhiều trường hợp, các bác sĩ để điều trị nhanh viêm họng sẽ kê kháng sinh, kháng viêm. Những loại thuốc này có thể giúp khắc phục viêm họng nhanh chóng nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi nếu dùng vượt liều lượng.

Chính vì vậy, khi điều trị bà bầu bị viêm họng phụ nữ mang thai nên ghi nhớ những loại thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi như:  penicillin (chẳng hạn như amoxicillin và ampicillin), cephalosporins (chẳng hạn như cephalexin), và erythromycin… Thêm một lưu ý quan trọng nữa mà bạn cần nhớ là trước khi điều trị hay dùng bất kỳ loại thuốc nào các bạn cũng nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. 

Khi bà bầu bị viêm họng,  bạn nên tăng cường súc miệng từ 2 – 3 lần mỗi ngày để sát khuẩn sâu xuống họng. Phương pháp này cũng giúp giảm cảm giác đau họng.

Ngoài ra, thai phụ cũng cần bổ sung thêm hàm lượng vitamin A và vitamin C để hoàn thiện hệ miễn dịch của mình. Đặc biệt hàm lượng vitamin B trong các loại sữa động vật, sữa khác cũng giúp tiêu viêm và giảm đau họng nhanh hơn. Việc bổ sung đủ vitamin cũng là việc cần thiết mà thai phụ cần làm.

Những mẹo điều trị viêm họng cho bà bầu theo phương pháp dân gian cũng giúp giảm các triệu chứng khó chịu như: đau đầu, ho khan, đau họng, nóng sốt. Mẹ bầu có thể tham khảo những phương pháp điều trị viêm họng: nước lá tía tô, củ cải trắng, nghệ, nước ép cà rốt, chanh muối, gừng…

Điều trị viêm họng với bà bầu không khó nhưng cũng không dễ. Tất cả những phương pháp điều trị viêm họng cho bà bầu đều cần chú ý đến sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn các bạn nên đến những cơ sở y tế để điều trị đúng cách mà không ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý phụ nữ mang thai và thai nhi.

Phòng ngừa bệnh viêm họng cho bà bầu như thế nào?

Phương pháp an toàn nhất để bảo vệ sức khỏe của thai phụ và thai nhi chính là phòng bệnh viêm họng ngay từ trước. Sau đây là những phương pháp giúp phòng tránh bà bầu bị viêm họng:

  • Luôn giữ cho nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát để sạch vi khuẩn và virus (vì không còn nơi trú ẩn)
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng bằng những sản phẩm chuyên dụng cho mẹ bầu, đặc biệt là muối loãng để làm sạch sâu hơn
  • Hạn chế tối đa dùng muối trong mâm cơm ngày thường, kiêng đồ chiên, cay nóng để bảo vệ họng khỏi tình trạng sưng viêm
  • Tăng cường rau xanh, trái cây nhằm bổ sung thêm vitamin tươi cho cơ thể
  • Không đến chỗ đông người nếu thật sự không cần thiết, bạn nên đeo khẩu trang thường xuyên để chống bụi và ngăn ngừa virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể

Nếu bạn đã thực hiện nhiều biện pháp phòng tránh viêm họng khi mang thai nhưng vẫn mắc tình trạng viêm họng thì hãy đến ngay bệnh viện để được chuyên gia, bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Bà bầu bị viêm họng không được mặc kệ cho viêm họng tự khỏi hay tự mua thuốc điều trị tại nhà. Tất cả bà bầu bị viêm họng cần thực hiện các điều sau:

  • Hạn chế nói chuyện hay la hét
  • Bà bầu nên ăn gì ? Và nên bổ sung thêm thực phẩm nào vào thực đơn, cùng với đó là những thực phẩm dễ tiêu, không mặn, không chua cay hay ăn sau 9 giờ tối.
  • Uống thật nhiều nước ấm, nước trái cây.
  • Giữ cho phòng ngủ thoáng khí, ấm

Phòng ngừa bệnh viêm họng cho bà bầu

Bà bầu bị viêm họng là tình trạng thường gặp trong thai kỳ. Hy vọng với những thông tin trên đây, Mẹ và Con sẽ giúp được các mẹ có thêm kiến thức bổ ích để hành trình mang thai dễ dàng hơn. Chúc mẹ thai kỳ khỏe mạnh.

Bài viết liên quan