Cua là một trong những món hải sản được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, có quan niệm cho rằng, phụ nữ mang thai không nên ăn hải sản vì có thể gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, bà bầu ăn cua được không là điều nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm đáp án ngay trong bài viết sau đây của Tạp chí Mẹ và Con nhé!
Ăn cua có tốt không? Những lợi ích sức khỏe khi ăn cua
Cua là một thực phẩm nhiều dưỡng chất. Thành phần của cua có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như các loại vitamin, canxi, đồng, sắt, kẽm, mangan, protein, axit béo omega-3,… Vì thế, cua được xem là một loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Cụ thể:
- Với những ai thường xuyên bị thiếu máu thì việc ăn cua sẽ giúp bạn bổ sung sắt. Điều này đặc biệt có lợi trong việc phòng ngừa thiếu máu giai đoạn mang thai và sau sinh.
- Cua có chứa axit béo omega-3 giúp ngăn ngừa bệnh lý tim mạch, cải thiện sức khỏe não bộ, ngăn ngừa bệnh đông máu, giảm mỡ trong gan, cải thiện thị lực,… Hơn nữa, axit béo omega-3 còn hỗ trợ giúp giảm nguy cơ đột quỵ cũng như cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm lo lắng, xúc động quá mức,…
- Thành phần của cua có chứa canxi giúp xương khớp chắc khỏe hơn, phòng tránh loãng xương.
- Ăn cua còn giúp bổ sung thêm vitamin B9 ngăn ngừa ung thư vú, làm chậm quá trình lão hóa của não bộ, hạn chế nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.
Bà bầu ăn cua được không?
Dựa trên thành phần của cua, có thể thấy đây là một món ăn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, quan niệm Đông y cho rằng cua là thực phẩm có tính mặn, có khả năng tống máu bầm, làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế, vẫn còn rất nhiều người thắc mắc việc bà bầy ăn cua được không. Trên thực tế, niệm này chưa có nghiên cứu để chứng mình.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và chuyên gia sản phụ khoa thì phụ nữ mang thai có thể ăn cua. Dù vậy, không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ do một số lý do sau:
- Cua có chứa nhiều đạm, có thể gây nên các bệnh tiêu hóa và tạo áp lực lớn cho thận. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi. Thậm chí, người bình thường khi ăn quá nhiều cua cũng gặp tình trạng này nên chuyên gia khuyến cáo chỉ nên ăn một lượng vừa phải.
- Thành phần của cua cũng có chứa purin nên việc bất kỳ ai ăn nhiều cũng có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn.
- Bà bầu ăn cua được không? Được, nhưng không nên ăn quá nhiều bởi ngoài các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, cua cũng có chứa thêm cholesterol và chất béo. Vì thế, nếu ăn quá nhiều cua hoặc ăn liên tục trong một thời gian dài sẽ tăng nguy cơ cao huyết áp cũng như các bệnh lý khác như viêm túi mật, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì,…
- Cua nói riêng và các loại hải sản nói chung có thể chứa ký sinh trùng và các vi khuẩn gây bệnh nên nếu không chế biến kỹ thì có thể làm tăng nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
- Cua đồng cũng được xếp vào nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng. Hệ thống miễn dịch của bà bầu có thể nhận định protein trong cua là dị nguyên, từ đó bắt đầu tiết ra kháng thể Immunoglobulin E (IgE) kích hoạt phản ứng dị ứng, khiến bà bầy bị nổi mề đay, ngứa ngáy, sốc phản vệ, thậm chí gây sinh non và sảy thai. Vì vậy, với câu hỏi bà bầu ăn cua được không, các chuyên gia cũng lưu ý nếu phụ nữ mang thai có tiền sử dị ứng, đặc biệt là dị ứng cua và hải sản thì trong quá trình mang thai không nên ăn cua.
Một số lưu ý khi ăn cua
Bà bầu ăn cua được không? Được, nhưng bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Chế biến kỹ trước khi ăn
Bà bầu khi ăn cua nên chế biến thật kỹ, nấu chín, không ăn sống để tránh nhiễm các vi khuẩn, ký sinh trùng dẫn đến ngộ độc thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều người có thói quen thích ăn cua tươi sống vì cho rằng như vậy sẽ ngọt thịt hơn, tuy nhiên điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nên trong giai đoạn mang thai thì cần hạn chế.
Ăn vừa đủ
Bên cạnh việc bà bầu ăn cua được không thì bạn cũng nên chú ý xem bà bầu nên ăn bao nhiêu cua là đủ. Một tuần, bà bầu có thể ăn 168g cua và chia nhỏ lượng cua này thành 2 – 3 bữa ăn.
Không ăn vào buổi tối
Một lưu ý khác cũng quan trọng không kém đó chính là mẹ bầu chỉ nên ăn cua vào buổi sáng hoặc chiều, hạn chế ăn cua vào buổi tối bởi cua có chứa nhiều calo và đạm, có thể gây đầy bụng khó tiêu, từ đó dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon giấc, mệt mỏi vào sáng hôm sau.
Không ăn thịt cua đông lạnh
Các chuyên gia khuyến cáo khi mua cua, nên chọn cua tươi sống, không nên ăn thịt cua đông lạnh hoặc không rõ nguồn gốc, được đánh bắt ở các vùng nước ô nhiễm. Ngoài ra, sau khi cua được chế biến thì nên ăn liền, không để cua vào tủ lạnh và chế biến lại hoặc để qua đêm.
Ăn đa dạng thực phẩm
Ngoài cua thì phụ nữ mang thai cũng nên ăn đa dạng các loại thực phẩm như rau củ, hoa quả, thịt cá, phô mai, sữa,… để đảm bảo có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bài viết đã cùng bạn giải đáp thắc mắc bà bầu ăn cua được không cũng như các lưu ý khi ăn cua. Dinh dưỡng rất quan trọng trong thai kỳ nên hãy cố gắng để duy trì chế độ dinh dưỡng thật lành mạnh, giúp mẹ tròn con vuông và bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé một cách tốt nhất bạn nhé!