Khi mang thai và lúc sinh nở, chuyện chọn thực phẩm phù hợp là điều vô cùng quan trọng bởi thực phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Nhiều người cho rằng, khi mang thai và sau khi sinh, cần kiêng những món ăn như trứng vịt lộn nhưng cũng có người chia sẻ, ăn trứng vịt lộn khi mang thai và khi sinh lại rất tốt. Vậy thực hư thế nào? Có thể ăn trứng vịt lộn trong thai kỳ hoặc sau khi sinh hay không?
Vì sao trứng vịt lộn thường được ăn cùng rau răm?
Bầu có nên ăn rau răm? Theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn. Rau răm còn có tác dụng làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt, lạnh bụng, say nắng… Do vậy, thứ rau này được dùng rất rộng rãi với vai trò là loại rau gia vị cho các món ăn.
Nhiều người tin rằng, ăn trứng vịt lộn có tác dụng ích trí, dưỡng huyết, cải thiện khả năng sinh lý. Vì vậy, ăn trứng vịt lộn chung với rau răm sẽ giúp cân bằng âm dương cơ thể, giảm ham muốn tình dục. Không chỉ vậy, rau răm với tính cay nồng sẽ giúp tránh được tình trạng bị lạnh bụng, đầy hơi khi ăn trứng vịt lộn.
Ăn trứng vịt lộn sáng hay tối? Ăn bao nhiêu là tốt?
Nên ăn trứng vịt lộn lúc nào?
Nếu ở miền Nam, mọi người thường ăn trứng vịt lộn vào buổi chiều đến tối thì tại miền Bắc, trứng vịt lộn thường được ăn vào buổi sáng. Vậy nên ăn trứng vịt lộn vào lúc nào thì tốt nhất?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn hột vịt lộn vào buổi tối để tránh tình trạng khó tiêu, đầy hơi dẫn đến khó chịu, không ngủ được, mệt mỏi uể oải.
Xem thêm: Mẹo hay trị khó tiêu tại nhà
Một tuần nên ăn mấy trứng vịt lộn?
Thành phần của một quả trứng vịt lộn có chứa đến 82mg canxi, 212g photpho, 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit,… Không chỉ vậy, hột vịt lộn còn giúp cung cấp sắt, vitamin nhóm A, vitamin nhóm B, vitamin nhóm C và beta carotene,… Vì thế, có thể thấy vịt lộn rất bổ dưỡng. Nếu ăn trứng vịt lộn mỗi ngày sẽ dễ bị tăng cholesterol trong máu dẫn đến bệnh cao huyết áp, các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, nguy cơ đột quỵ,….
Không chỉ vậy, thường xuyên ăn trứng vịt lộn còn khiến cơ thể bị dư vitamin A ở dưới gan, da dẫn đến vàng da, da bong tróc, gây tác động xấu đến quá trình hình thành xương. Vậy ăn trứng vịt lộn bao nhiêu là đủ? Theo đó, chỉ nên ăn 2 trứng mỗi tuần và tối đa chỉ nên dừng ở con số 3 trứng/tuần mà thôi.
Bà bầu ăn trứng vịt lộn có được không?
Tuy trứng vịt lộn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng đây có phải món ăn tốt với bà bầu trong thai kỳ? Hiện tại chưa có nghiên cứu về việc bà bầu ăn trứng vịt lộn có bị gì hay không và cũng chưa có nghiên cứu nào cho thấy ăn trứng vịt lộn sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
Vì trứng vịt lộn về cơ bản vẫn giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết nên mẹ bầu trong thai kỳ cũng có thể dùng món ăn này. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà ăn quá nhiều, cũng chỉ nên cân đối ở mức 2 trứng mỗi tuần và không ăn 2 quả cùng lúc. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng không nên ăn trứng vịt lộn cùng rau răm hoặc ăn thật ít rau răm bởi loại rau này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé, làm tăng nguy cơ sảy thai.
Phụ nữ sau sinh có được ăn trứng vịt lộn?
Nếu trong thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn trứng vịt lộn như bình thường vậy sau sinh có được ăn trứng vịt lộn hay không? Theo đó, trứng vịt lộn có hàm lượng chất béo và lượng đạm cao, dễ gây khó tiêu, đầy bụng. Sau sinh, hệ tiêu hóa của mẹ còn rất yếu nên mẹ cần kiêng ăn hột vịt trong ít nhất 6 tuần đầu tiên sau sinh. Điều này cũng đảm bảo hơn cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ vì hệ tiêu hóa của bé cũng còn rất yếu.
Sau 6 tuần hoặc khi hết thời gian ở cữ, mẹ có thể ăn trứng vịt lộn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều, 1 tuần chỉ nên ăn 1 quả mà thôi. Và nếu đang cho con bú, mẹ cần theo dõi xem bé có những biểu hiện đầy bụng, nôn trớ ở trẻ sơ sinh, dị ứng hay không,… Nếu có, mẹ nên tạm ngưng ăn để xem tình trạng sức khỏe của bé có được cải thiện hay không.
Ngoài ra, nếu mẹ muốn giảm cân sau sinh hoặc đang mắc các bệnh nền như suy gan, thận, bệnh gout,… thì cũng nên nói không với việc ăn trứng vịt lộn sau sinh nhé.
Một số lưu ý khác khi ăn trứng vịt lộn
- Trẻ em có thể ăn trứng vịt lộn nhưng do hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa được hoàn thiện nên mẹ không được cho trẻ ăn quá nhiều. Tốt nhất không cho trẻ dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn còn trẻ trên 5 tuổi thì cho ăn 1/2 quả/lần và cho ăn tối đa 2 lần/tuần.
- Người bị tiểu đường, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, đang mắc các bệnh tim mạch,… cũng không nên ăn nhiều trứng vịt lộn để tránh nguy cơ tắc nghẽn động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Trước khi ăn trứng vịt lộn cần rửa và luộc thật sạch, không ăn các trứng có dấu hiệu hỏng để tránh ngộ độc thực phẩm.
Trứng vịt lộn là một món ăn ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, trong thai kỳ và sau khi sinh, hãy cân nhắc trước khi lựa chọn ăn trứng vịt lộn này bạn nhé!