Mẹ&Con - Ớt là món gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, là chất kích thích giúp ngon miệng, đồng thời khiến cho các món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, sử dụng quả ớt như thế nào để đạt hiệu quả sức khỏe cao nhất thì không phải mẹ nào cũng biết. Salad ớt chuông lạ miệng bổ dưỡng Cắt hành không bị cay mắt với 16 mẹo hay Mẹo 'chữa cháy' khi lỡ nấu thức ăn quá cay

Lợi và hại từ quả ớt

Vị cay của ớt kích thích lưỡi tiết dịch vị, gây cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn, đồng thời giúp quá trình tiêu hóa bên trong cơ thể diễn ra suôn sẻ.

Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy trong quả ớt có chứa rất nhiều vitamin như A, B, C, E, K, axit folic…, các khoáng chất như canxi, sắt,… và hàm lượng chất xơ dồi dào. Những chất này hỗ trợ rất nhiều trong việc giảm cân, làm đẹp da, hạn chế các vấn đề về tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư,… cũng như thúc đẩy các quá trình trao đổi chất được thuận lợi.

an-ot-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe

Có nên ăn nhiều ớt hay không?

Dù có rất nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên cũng không nên phủ định các tác hại mà ớt có khả năng mang lại cho cơ thể, nếu như chúng ta không dung nạp loại thực phẩm này ở trong chừng mực hợp lý nhất. Một lời khuyên muôn thuở vẫn là: Không nên ăn nhiều ớt!

Là loại quả có vị cay, tính nhiệt, ớt có thể dẫn tới một số tình trạng sức khỏe ở cơ thể người, nhẹ thì dừng ở mức độ nhiệt miệng, nổi mụn nhọt, nóng trong người, nổi mụn trên da mặt, táo bón… nặng thì có thể gặp phải những vướng mắc sức khỏe hệ trọng. Ăn ớt quá nhiều trong thời gian dài sẽ gây tác động mạnh lên dạ dày, dễ viêm loét dạ dày, đau nóng rát dạ dày hoặc trào dịch vị, ảnh hưởng xấu lên tá tràng hoặc thậm chí có thể gây ung thư dạ dày.

Những ai  không nên ăn ớt?

Những người có tiền sử bị đau dạ dày, mắc các bệnh liên quan tới dạ dày và đường tiêu hóa như hội chứng đại tràng kích thích hoặc viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản, đau mắt đỏ, trĩ và thận,… . là những người không nên ăn ớt. Nếu có cũng chỉ nên ăn ở mức độ rất ít, bởi vì vị cay của ớt sẽ gây tổn thương lên niêm mạc dạ dày, người bị đau mắt đỏ thì ngày càng bị nặng hơn, người có thận yếu dễ gặp tình trạng suy yếu chức năng thận, hoặc gây mưng mủ hậu môn đối với người đang mắc bệnh trĩ.

Phụ nữ mang thai và mới sinh con không nên ăn ớt, vì ớt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp lên em bé khi bú sữa mẹ.

an-ot-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe

Chế biến ớt như thế nào để giảm tác hại?

Dù có rất nhiều khuyến cáo về việc hạn chế ăn ớt, tuy nhiên trên thực tế, thói quen ăn uống của con người đều không thể tách rời “điểm nhấn” từ các gia vị, đặc biệt là ớt. Thay vì nói không với loại thực phẩm này, chúng ta có thể chế biến ớt trở thành món ăn ngon và an toàn theo cách của mình. Mẹ&Con xin gợi ý các bà nội trợ 2 cách đơn giản để biến ớt trở thành nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho gia đình:

Đi kèm với các gia vị khác: Bạn có để ý rằng để trở thành món nước chấm tuyệt hảo, nước mắm cần phải trải qua công đoạn hòa tan cùng hỗn hợp gia vị tỏi, đường, chanh và ớt hay không? Sự hòa hợp giữa các loại gia vị này không những mang đến tinh hoa cho nền ẩm thực Việt Nam, mà bên cạnh đó nó còn giảm thiểu đáng kể tác hại của từng loại gia vị nếu như chúng chỉ đi một mình đấy!

Làm chín trước khi ăn: Khi được làm chín, khả năng kích thích ruột của ớt giảm đáng kể, đồng thời vị cay cũng giảm xuống rõ rệt. Với cách này, bạn có thể dễ dàng mang đến bữa ăn hợp khẩu vị cho gia đình kể cả những người không ăn cay được, bên cạnh đó còn bảo vệ sức khỏe những người thân yêu một cách hiệu quả.

Những món ăn ngon hơn nhờ ớt

Không chỉ ở Việt Nam mà ở trên thế giới có không ít nền văn hóa ẩm thực gắn liền với vị cay. Bạn không thể không biết đến món kim chi cay xé lưỡi của người Hàn quốc, hay lẩu thái chua cay đậm đà của xứ sở chùa vàng Thái Lan,… Tuy nhiên, chẳng cần phải đi đâu xa, nền ẩm thực Việt Nam dư sức mang đến cho bạn những món ăn độc đáo hấp dẫn và thỏa mãn nhu cầu ăn cay của bạn.

an-ot-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe

Nghêu hấp xả ấm lòng mùa mưa

an-ot-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe

Gà tiềm ớt hiểm

an-ot-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe

Canh chua cá lóc nam bộ

 

Tags:

Bài viết liên quan