Mẹ&Con - Độc tố cyanide trong măng khi vào cơ thể sẽ kết hợp với các enzym tiêu hóa biến thành axit cyanhydric cực độc gây đau đầu, nôn, khó thở, tụt huyếp áp, hôn mê, co giật.. 12 thực phẩm giúp giải độc cơ thể 10 lưu ý hữu ích giúp bạn "thoát" ngộ độc thực phẩm Ngâm măng khô mau nở

Măng là thực phẩm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một số loại măng, đặc biệt là măng tươi có thể gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong. 

Theo tài liệu của Cục An toàn thực phẩm, độc tố trong măng là cyanide. Cyanide là một gốc axit (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc axit, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hóa là 1 mg cho một kg trọng lượng cơ thể. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230 mg trong một kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể.

an-mang-nguy-co-ngo-doc-cao

Phải ngâm và luộc măng nhiều lần trước khi chế biến

Ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn măng từ vài phút đến vài giờ tùy theo mức độ. Ngộ độc nặng sẽ xuất hiện sớm các triệu chứng như đau đầu, nôn, khó thở, lẫn, tụt huyết áp, hôn mê, co giật và sốc. Hơi thở có thể có mùi. Trường hợp ngộ độc nhẹ có thể xảy ra sau ăn vài giờ. Khi có các triệu chứng nêu trên, cần lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời, đồng thời báo ngay cho các cơ quan chức năng.

Để tránh ngộ độc khi ăn măng, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên ngâm và luộc măng nhiều lần, thay nước sau mỗi lần luộc, khi nước sôi nhớ mở vung. Khi nghi ngờ măng độc, tuyệt đối không ăn.

Tags:

Bài viết liên quan