Mẹ&Con – Một điều hiếm người để ý rằng dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Nhờ chế độ dinh dưỡng phù hợp, hệ miễn dịch phát huy hết “công suất”, bảo vệ cơ thể một cách tối đa. Hai món ngon tăng sức đề kháng cho con Tăng sức đề kháng cho làn da mùa hè 8 thói quen giúp tăng sức đề kháng cho con

1. Rau bồ ngót

tăng cường sức đề kháng

Rau bồ ngót có tác dụng giải độc, lợi tiểu, hoạt huyết, bổ máu, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm… Tất cả những tác dụng này đặc biệt quan trọng với một sản phẩm phụ sau sinh. Bạn nên xem đó là một “thần dược” dễ tìm, giá rẻ để góp phần vào việc tăng cường sức đề kháng cho chính mình, nhằm phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

Một điều khiến bạn bất ngờ nữa là rau bồ ngót chứa rất nhiều vitmain, rất giàu đạm, đặc biệt tốt cho bạn trong việc giảm cân một cách hiệu quả sau sinh mà không làm xáo trộn cơ thể bằng các chế độ ăn kiêng. Nếu bị đường huyết cao, có nguy cơ sỏi thận, đây cũng là món rất cần trong thực đơn của bạn vì có tác dụng giảm đường huyết, hạn chế sỏi thận.

2. Dầu ô-liu

tăng cường sức đề kháng

Dầu ô-liu có khả năng cung cấp cho cơ thể vật liệu cần thiết để sản xuất các hormone chống viêm nhiễm Những hợp chất này đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Vì vậy, trong suốt chính tháng thai kỳ lẫn giai đoạn sau sinh, bạn nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu, sản phụ của mình những muỗng dầu ô-liu. Ngoài dầu ô-liu, bạn cũng có thể ăn cá hồi, hạt bí, hạt dẻ…cũng đều là những thực phẩm rất giàu axit béo omega-3 có lợi cho hệ miễn dịch.

3. Thịt bò, hàu, hải sản…

Thịt bò, hàu, hải sản

Chế độ dinh dưỡng sau sinh của bạn nên thường xuyên được tăng cường thịt bò, hàu và một số loại hải sản. Đây là những thực phẩm giàu kẽm – vi chất không thể thiếu trong quá trình giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Thiếu kẽm, bạn cũng rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng – nhiễm khuẩn. Kẽm trực tiếp ngăn chặn vi khuẩn và vi-rút phát triển bằng cách “đầu độc” các tác nhân gây bệnh và tăng cường phản ứng miễn dịch tại nơi lây nhiễm. Thiếu kẽm dù chỉ ở mức độ thấp đã có thể làm giảm chức năng miễn dịch.

Cũng cần lưu ý là trong giai đoạn này, bạn nên hạn chế những món sống, món tái. Vì vậy, khi tăng cường cho cơ thể vài con hàu, một ít thịt bò, bạn có thể trụng kỹ hơn bình thường một chút.

4. Khoai lang, cà rốt, bí đỏ…

Khoai lang, cà rốt, bí đỏ

Tất cả những loại củ quả có màu vàng cam,đỏ, đều chứa nhiều vitmain A. Hãy nhớ rằng thiếu vitamin A sẽ dẫn đến tình trạng giảm thiểu số lượng bạch cầu, khiến hệ miễn dịch yếu đi. Vitamin A cũng là tuyến phòng vệ đầu tiên của hệ miễn dịch. Bạn nên tập thói quen dùng khoai lang như món ăn vặt hàng ngày hoặc độn một ít khoai lang vào cơm. Món ăn dân dã, mộc mạc này sẽ giúp bạn tránh xa nguy cơ nhiễm khuẩn – nhiễm trùng tốt hơn bạn tưởng.

Ngoài ra, bạn có thể uống 1 ly nước ép cà rốt với lê mỗi ngày. Món nước ép này không chỉ mát rượi, thơm ngon am còn giúp đưa lượng lớn vitamin A vào cơ thể bạn một cách tự nhiên và lành nhất.

5. Sữa chua

Sữa chua

Khoảng 2 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng một cách hoàn hảo. Khuẩn acidophilus trong sữa chua rất có lợi cho cơ thể vì nó giúp sản sinh acid lactic ở ruột, giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và phân hủy các hợp chất phức tạp thành những đơn chất dễ hấp thụ. Không có acidophilus và một số lợi khuẩn khác, hệ thống miễn dịch sẽ trở nên “èo uột” trước sự tấn công của các vi khuẩn, vi trùng.

6. Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C

trái cây chứa nhiều vitamin C

Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C có thể kể đến cam, bưởi, quýt… Bạn có thể uống một ly cam vắt mỗi ngày, hay ăn vài múi bưởi. Lưu ý rằng không nên thoải mái bổ sung vitamin C bằng các viên uống sủi bọt nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Vì tuy vitamin D đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể vì vẫn cần biết rằng quá nhiều vitamin C đưa vào mỗi ngày (dùng ở liều cao) có thể gây sỏi thận, tiêu chảy.

Tags:

Bài viết liên quan