Dứa (hay còn gọi là quả thơm) là một loại trái cây nhiệt đới được biết đến với hương vị ngọt chua đặc trưng và thành phần dinh dưỡng phong phú. Nhưng bạn có biết cụt hể ăn dứa có tác dụng gì, đặc biệt là với chị em phụ nữ?
Thành phần dinh dưỡng của dứa
Dứa là một loại trái cây giàu chất dinh dưỡng. Thành phần của dứa có chứa nhiều calo, chất xơ, carbs, vitamin C, vitamin B6, đồng, chất đạm, thiamin,… Ngoài ra, dứa còn chứa một lượng siêu nhỏ chất béo.
Thành phần dinh dưỡng của dứa cho thấy đây là một loại thực phẩm ít calo, có thể bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như mangan và thiamine vào bữa ăn của bạn.
Ăn dứa có tác dụng gì?
Dứa là loại trái cây với thành phần giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu xem ăn dứa có tác dụng gì và đưa ra kết luận về những lợi ích của dứa đối với sức khỏe.
Hỗ trợ chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh mãn tính
Ngoài việc là một loại trái cây nhiều chất dinh dưỡng, dứa còn chứa chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa và viêm nhiễm có thể dẫn đến bệnh mãn tính. Chất chống oxy hóa, giống như flavonoid có trong dứa, giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Những phân tử không ổn định này có thể gây ra tổn thương oxy hóa và góp phần gây ra các tình trạng sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư.
Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá xem ăn dứa có tác dụng gì đã chỉ ra rằng hoạt động chống oxy hóa của dứa phần lớn tương quan với hàm lượng axit phenolic, flavonoid và ascorbic có trong thành phần của loại quả này. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng dứa chứa các hợp chất chống oxy hóa cao hơn đáng kể so với một số loại trái cây như bơ và thanh long.
Hỗ trợ sức khỏe đường ruột
Ăn dứa có tác dụng gì? Đó chính là bạn sẽ có đường ruột khỏe mạnh hơn. Dứa có chứa bromelain – một loại enzyme tiêu hóa có thể phá vỡ cấu trúc protein và hỗ trợ hấp thu ở ruột non.Công dụng hỗ trợ tiêu hóa của dứa có thể đặc biệt hữu ích cho những người bị suy tuyến tụy, một tình trạng bệnh lý trong đó tuyến tụy không tạo ra đủ enzyme tiêu hóa.
Hơn nữa, bromelain trong quả dứa có thể phá vỡ các protein cứng của thịt, đó là lý do tại sao dứa thường được sử dụng làm chất làm mềm thịt.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng bí quyết kho thịt với dứa để giúp thịt mềm hơn và dễ tiêu hoá hơn sau khi ăn.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Nếu bạn đang tò mò vì sao có nhiều người mỗi ngày đều phải ăn một quả dứa và liệu ăn dứa có tác dụng gì thì câu trả lời cho bạn chính là: Việc ăn dứa giúp cải thiện hệ miễn dịch một cách vô cùng hiệu quả.
Cụ thể, dứa đã là một loại thực phẩm được dùng trong y học dân gian trong nhiều thế kỷ. Hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong dứa góp phần làm tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng giúp bạn tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh nhiễm virus và vi khuẩn.
Những người ăn dứa thường xuyên cũng có số lượng bạch cầu cao hơn và ít mắc các bệnh cảm cúm, cảm lạnh hơn.
Hỗ trợ phục hồi
Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe? Dứa có thể làm giảm thời gian phục hồi sau khi tập thể dục và phẫu thuật. Carbs trong dứa có thể giúp bổ sung năng lượng bị mất trong quá trình tập luyện.
Không chỉ vậy, bromelin có thể mang lại lợi ích chống viêm sau phẫu thuật. Bromelin có thể làm giảm viêm, sưng, bầm tím và đau có thể xảy ra sau phẫu thuật nha khoa và phẫu thuật da. Tuy nhiên, mặc dù tác dụng phục hồi của dứa rất hứa hẹn nhưng vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để hiểu rõ hơn về khả năng của loại quả này.
Ổn định cholesterol
Tăng cholesterol máu, hay lượng cholesterol dư thừa trong máu, là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với bệnh tim mạch. Các nghiên cứu xem ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe đã chỉ ra rằng đặc tính chống oxy hóa của dứa cũng có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch nhờ khả năng hạ lipid. Việc ăn dứa thường xuyên có thể mang lại lợi ích bảo vệ tim mạch nhờ vào việc ổn định cholesterol, hạn chế tình trạng dư thừa cholesterol xấu trong máu.
Bảo vệ chống lại tổn thương da
Hàm lượng vitamin C cực cao trong dứa đóng vai trò rất tốt cho da. Vitamin C là một chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của da và tổng hợp collagen. Ngoài ra, vitamin C có thể giúp chống lại tổn thương da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ô nhiễm. Vì thế, những người thường xuyên ăn dứa sẽ có làn da sáng khỏe, bóng mịn và hồng hào hơn.
Có thể giảm đau viêm khớp
Chất bromelain trong dứa có liên quan đến tác dụng chống viêm khớp. Sau khi được hấp thụ, bromelain vẫn có hoạt tính sinh học trong máu và mô. Do đó, tác dụng chống viêm của dứa có thể giúp giảm đau cho những người gặp phải các triệu chứng viêm khớp.
Có thể hỗ trợ sức khỏe xương
Dứa là nguồn cung cấp đồng dồi dào. Và mặc dù canxi thường là trọng tâm của sức khỏe xương nhưng không thể bỏ qua vai trò của đồng. Đồng ngăn ngừa sự tái hấp thu xương hoặc sự hấp thụ của các tế bào xương bị phá vỡ vào máu.
Ngoài ra, dứa còn chứa mangan, một khoáng chất vi lượng cần thiết cho sự hình thành xương. Mangan có thể giúp tăng hàm lượng khoáng chất trong xương và cải thiện mật độ của chúng. Việc kết hợp thực phẩm giàu mangan có thể đặc biệt có lợi cho phụ nữ sau mãn kinh. Các nghiên cứu đánh giá xem ăn dứa có tác dụng gì đã chỉ ra mối liên hệ giữa nồng độ mangan trong huyết thanh thấp và tình trạng mất xương.
Ăn dứa có tác dụng gì khi quan hệ tình dục?
Khi đề cập đến việc ăn dứa có tác dụng gì, nhiều người còn cho rằng ăn dứa trước khi quan hệ giúp hỗ trợ loại bỏ mùi vùng kín, giúp “cô bé” thơm tho hơn và tránh được tình trạng vùng kín khô, ngứa. Một số người còn cho rằng ăn dứa giúp tăng cường khả năng thụ thai.
Tuy nhiên, đây chỉ là những kinh nghiệm dân gian được truyền lại. Chưa có nghiên cứu khoa học hay bằng chứng cụ thể nào để chứng minh hiệu quả của dứa trong việc làm thơm, hạn chế khô vùng kín của chị em phụ nữ.
Một số lưu ý khi ăn dứa bạn cần biết
Mặc dù dứa là một loại trái cây bổ dưỡng với nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng, nhưng những người theo dõi lượng đường trong máu sẽ cần phải chú ý đến khẩu phần ăn của mình. Dứa bao gồm chủ yếu là carbohydrate, nghĩa là ăn quá nhiều trong một lần có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, dứa là loại trái cây có tính axit nên tiêu thụ quá nhiều có thể gây đau miệng và kích ứng thực quản. Nồng độ axit citric cao có thể gây khó chịu cho dạ dày và thậm chí gây ăn mòn men răng. Và những người bị dị ứng với dứa có thể gặp phản ứng nặng.
Tạp chí Mẹ và Con đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ăn dứa có tác dụng gì, những lợi ích khi ăn dứa cũng như những lưu ý khi chọn loại trái cây này. Với một loại quả rẻ, dễ tìm nhưng lại nhiều công dụng, nhiều cách chế biến như dứa thì chẳng có lý do gì để chúng ta bỏ qua loại quả này phải không nào?