Mẹ và Con - Bài viết này từ Mẹ và Con sẽ bật mí ngay đến bạn thành phần trong bánh chưng, hàm lượng dinh dưỡng của món ăn cũng như giúp bạn giải đáp thắc mắc xem ăn bánh chưng có béo không, làm sao để ăn bánh chưng nhưng không tăng cân. Đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!

Mỗi dịp Tết đến thì không thể nào thiếu được món bánh chưng, bánh tét trên mâm thức ăn hay mâm cỗ của mỗi gia đình. Với các chị em thì vấn đề bánh chưng có bao nhiêu calo, ăn bánh chưng có béo không luôn là nỗi lo hiện hữu.

Hiểu được tâm trạng này, Mẹ và Con sẽ bật mí ngay đến bạn thành phần trong bánh chưng, hàm lượng dinh dưỡng của món ăn cũng như giúp bạn giải đáp thắc mắc xem ăn bánh chưng có béo không, làm sao để ăn bánh chưng nhưng không tăng cân. Đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!

Ý nghĩa và thành phần của bánh chưng

Cùng với bánh dày, bánh chưng là một loại bánh có mặt trong ngày Tết nguyên đán của người dân Việt Nam. Bánh chưng và bánh dày chính là sự kết hợp của đất trời vạn vật. Hơn nữa, vì Việt Nam là quốc gia với đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước nên bánh chưng còn giúp nhấn mạnh, nhắc nhở về tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên.

ăn bánh chưng có béo không

Để biết được “Ăn bánh chưng có béo không?”, trước tiên phải xác định bên trong bánh gồm những thành phần nào. Nguyên liệu làm bánh chưng sẽ bao gồm lá dong gói bánh, dây lạt buộc, phần vỏ ngoài được làm từ gạo nếp và phần nhân có đậu xanh, thịt lợn.

  • Lá dong: Lá dong gói bánh thường là lá cây tươi, to bản, đều nhau. Lá phải xanh mướt, không bị rách thì mới có thể gói bánh. Tùy theo địa phương mà có thể thay đổi lá dong thành lá chuối.
  • Lạt buột: Dây lạt buột bánh chưng là dây lạt giang được làm từ ống cây giang. Dây sẽ được ngâm nước mối hoặc hấp mềm trước khi gói.
  • Nếp: Nếp làm bánh chưng cần chọn gạo nếp hạt to, tròn đều, dẻo. Người ta thường ưu tiên nếp cái hoa vàng hay nếp nương – 2 loại gạo nếp ngon nhất của Việt Nam.
  • Đậu xanh (hay còn gọi là đỗ xanh): Đậu sau khi thu hoạch sẽ phơi nắng thật khô, sàng sẩy để bỏ đi hạt lép, rác bụi rồi ngâm qua trước khi gói bánh.
  • Thịt lợn: Thịt dùng làm nhân bánh chưng là thịt ba rọi, có mỡ và nạc, được ướp cùng các gia vị như nước mắm, tiêu, hành tím cho vừa ăn.

Bánh chưng bao nhiêu calo?

Hàm lượng calo trong bánh chưng

Theo ước tính, khoảng 100 gram bánh chưng sẽ có:

  • Thịt lợn: 260 kcal, 0 gam carb 16,5 gam protein, 21,5 gam chất béo
  • Gạo nếp: 344 kcal, 74,5 gam carb 8,6 gam protein 1,5 gam chất béo
  • Đậu xanh: 328 kcal, 53,1 gam carb, 23,4 gam protein 2,4 gam chất béo
  • Hạt tiêu dập vỡ: 231 kcal và muối, không chứa năng lượng

Trung bình, muốn nấu 10 chiếc bánh chưng thì nguyên liệu cần chuẩn bị sẽ bao gồm 1 kg thịt lợn, 5 kg gạo nếp cái, 1,5 kg đậu xanh (lượng hạt tiêu không đáng kể, không cần tính đến). Với lượng nguyên liệu này, trong 10 chiếc bánh chưng sẽ chứa: 344×50+328×15+260×10 = 24.720 kcal. Như vậy, mỗi chiếc bánh chưng không tính lá dong và dây lạt khoảng 750 gram sẽ chứa khoảng 2.472 kcal và mỗi gram bánh chưng tương đương khoảng 3,3 kcal.

món bánh chưng

Ăn bánh chưng có béo không?

Với hàm lượng calo như thế thì ăn bánh chưng có béo không? Thông thường, khi ăn chúng ta sẽ cắt bánh chưng làm 8 miếng đều nhau, mỗi miếng sẽ khoảng 309 kcal (56,7 gam carbohydrate, 11,8 gam protein và 4 gam chất béo). Chỉ ăn một miếng bánh chưng nhưng chúng ta phải đạp xe 50 phút (ở tốc độ chậm) hoặc chạy bộ 33 phút (pace 6,8 phút/km), hoặc dành ra 1 tiếng 40 phút sau bữa ăn để dọn dẹp thì mới có thể tiêu thụ được lượng kcal này.

Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Ăn bánh chưng có béo không?” chính là Có! Tuy nhiên, bánh chưng lại là món ăn truyền thống của dịp Tết nguyên đán mà chúng ta không thể bỏ qua. Vậy, ăn bánh chưng như thế nào để không tăng cân vù vù?

Bí kíp ăn bánh chưng vẫn không tăng cân

Nếu bạn đang lo lắng việc “Ăn bánh chưng có béo không?”, bạn có thể bỏ túi một số bí kíp để giữ dáng ngay cả khi ăn bánh chưng như:

  • Không ăn bánh chưng chiên rán: Để thay đổi khẩu vị cho món bánh chưng truyền thống, nhiều người sẽ chọn cách chiên (rán) bánh chưng để bánh dậy mùi hơn, thơm ngon hơn. Tuy nhiên, bánh chưng chiên rán sẽ có rất nhiều dầu mỡ, chất béo, ăn dễ bị đầy hơi, khó tiêu và tăng cân đấy nhé!
  • Không ăn bánh chưng vào buổi tối: Ăn bánh chưng có béo không còn tùy thuộc vào thời gian ăn bánh của bạn. Ăn bánh chưng vào buổi sáng hoặc trưa, bạn có thể hoạt động nhiều hơn sau khi ăn để có thể tiêu hao bớt lượng chất béo đã hấp thụ để hạn chế tăng cân.
  • Ăn cùng rau xanh: Một cách để ăn bánh chưng mà không béo chính là hạn chế ăn bánh chưng cùng các món tinh bột khác mà thay vào đó, nên ăn bánh chưng chung với các loại rau xanh như dưa món, dưa hành để bổ sung thêm chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các loại dưa sẽ có nhiều muối nên những người bị bệnh thận không nên ăn quá nhiều nhé.

ăn bánh chưng béo không

Bánh chưng là một món ăn truyền thống trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc ta. Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết được bánh chưng bao nhiêu calo, ăn bánh chưng có béo không cũng như bỏ túi được những bí quyết để ăn bánh chưng nhưng không bị béo nhé!

Bài viết liên quan