Mẹ&Con – Sau sinh, vùng kín của mẹ bỗng trở bên “bốc mùi” khó chịu mặc dù đã vệ sinh rất kỹ. Nguyên nhân tại sao vùng kín có mùi sau sinh?
Câu trả lời, đó là do sự thay đổi nội tiết tố và sự mất cân bằng pH âm đạo đã tạo điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn, nấm men xâm nhập, tạo ra mùi hôi kèm theo các bệnh phụ khoa khiến vùng kín có mùi sau sinh.
Thường khi mắc viêm nhiễm vùng kín, mẹ sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: Khí hư ra nhiều một cách bất thường, có mùi hôi. Vùng kín ngứa rát, đau khi quan hệ…
Kèm theo đó, mẹ có nguy cơ mắc một số bệnh phụ khoa tiêu biểu dưới đây:
Viêm lộ tuyến cổ tử cung
Nếu vùng kín có mùi sau sinh, ra nhiều khí hư ngả màu vàng nhạt hoặc xanh kèm ngứa rát âm hộ, đau khi quan hệ… khả năng cao mẹ đã bị mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Viêm vùng chậu
Vi khuẩn từ âm đạo xâm nhập vào vùng chậu, gây viêm nhiễm cho mẹ. Khi bị viêm vùng chậu, mẹ sẽ có những biểu hiện như: Vùng kín có mùi hôi, khí hư ra màu lạ, đau rát khi quan hệ, cơ thể mệt mỏi, yếu ớt…
Polyp tử cung
Polyp cổ tử cung là các khối u nhỏ, dài phát triển trên cổ tử cung. Một số biểu hiện khi mẹ bị polyp tử cung có thể kể tới như: Ra nhiều khí hư và mùi hôi, quan hệ tình dục khó khăn và bụng dưới đau từng cơn.
(Ảnh minh họa)
Ung thư cổ tử cung
Chị em có thể nhận biết dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư cổ tử cung qua các biểu hiện như: Dịch âm đạo gia tăng bất thường, vùng kín có mùi sau sinh, đau lưng, đau xương chậu…
Làm sao để khắc phục tình trạng vùng kín có mùi sau sinh?
Về việc quan hệ vợ chồng
Mẹ nên kiêng quan hệ cho tới khi hết sản dịch, ít nhất là 1 tháng đầu sau sinh. Sau sinh, cơ thể người phụ nữ vẫn còn yếu và các cơ quan sinh dục vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, vì vậy quan hệ sớm, mạnh bạo và không đúng cách có thể dẫn tới viêm nhiễm, tổn thương vùng kín.
Về việc vệ sinh vùng kín
Đầu tiên, mẹ nên chọn đồ lót rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi. Tiếp đến không nên thụt rửa âm đạo sâu, sau mỗi lần đi tiểu chỉ cần dùng giấy thấm khô. Nên thay quần lót 2 lần mỗi ngày, tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nên vệ sinh từ đằng trước ra đằng sau để tránh lây lan vi khuẩn từ hậu môn.
Về chế độ ăn uống
Sau sinh, mẹ nên tránh những loại thức ăn nhiều men, nhiều đường vì những loạt thực phẩm này góp phần đáng kể làm gia tăng lượng nấm men trong âm đạo – thủ phạm chính gây nhiễm trùng vùng kín.
Thay vào đó, mẹ nên ăn các thực phẩm lành tính như: Rau củ, đậu nành, ngũ cốc, sữa chua… Các thực phẩm này bổ sung vi khuẩn có lợi, cân bằng độ pH trong âm đạo.
Nếu đã cố gắng khắc phục tất cả những phương án trên nhưng tình trạng vẫn không cải thiện, hãy đi tới bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám và có hướng xử lý kịp thời mẹ nhé. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh, xinh đẹp!