Mẹ&Con – Co giật do sốt cao là tình trạng thường gặp ở trẻ. Thông thường, co giật do sốt không có chỉ định điều trị phòng ngừa. Việc dùng các loại thuốc chống co giật và động kinh cho trẻ bị sốt cao, co giật cần phải thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng.

Co giật do sốt cao thường gặp ở trẻ nhỏ từ 3 tháng cho đến 6 tuổi. Lúc này, não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nên rất nhạy cảm với sự thay đổi của thân nhiệt. Khi sốt từ 38,9ºC trở lên hệ thần kinh rất dễ bị kích thích, làm xuất hiện các cơn co giật ở chân tay hoặc toàn thân, kèm theo hơi thở nhanh và nông, trẻ có thể đái dầm không tự chủ hoặc mất ý thức trong vài phút cho dù mắt vẫn mở.

Phần lớn co giật do sốt cao sẽ tự hết sau điều trị. Tuy nhiên, một số ít trường hợp sẽ để lại di chứng động kinh ở tuổi trưởng thành. Bất kỳ cơn co giật ở thể động kinh nào, dù nặng hay thoáng qua cũng ảnh hưởng đến chức năng não bộ và sức khỏe của trẻ.

Giảm khả năng ghi nhớ, nhận thức:

Khi cơn động kinh tái phát càng nhiều, bộ nhớ càng giảm sút, do đó, trẻ chậm nói, khả năng diễn đạt khó khăn.

Co giật do sốt cao

Tác động đến tâm lý:

Có những cơn co giật rất đáng sợ, nhất là khi nó xảy ra ở trẻ vị thành niên. Bị ám ảnh bởi điều đó, nhiều trẻ đã tự sống thu mình trong tâm lý xấu hổ, tự ti. Lâu dần, trẻ sẽ trở nên ích kỷ, hay nổi cáu, dễ làm bản thân bị tổn thương.

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản:

Cơn động kinh có thể trở nên nặng khi bé gái bước vào tuổi dậy thì với sự thay đổi nồng độ hóc môn estrogen và progesterol trong cơ thể. Bệnh động kinh không cướp đi thiên chức làm mẹ sau này, tuy nhiên em bé sinh ra sẽ phải đối mặt với nguy cơ dị tật bẩm sinh do di truyền hoặc tác dụng phụ của thuốc chống động kinh.

Cách xử lý trẻ bị co giật do sốt cao

Khi trẻ bị co giật, bạn hãy để trẻ nằm trên sàn nhà, nếu sàn nhà quá cứng thì nên trải một tấm chăn trước khi cho bé nằm. Nên di chuyển bé khỏi những nơi có vật sắc nhọn; Nên nới lỏng quần áo, đặc biệt là quanh cổ. Nếu có thể, bạn có thể cởi áo cho trẻ.

Co giật do sốt cao ở trẻ nhỏ và cách xử trí sao cho đúng? 3

 

Nếu trẻ nôn hoặc nước bọt và chất nhầy tích tụ nhiều trong miệng thì hãy đặt trẻ nằm nghiêng. Không cố gắng ngăn chặn các cơn co giật của trẻ. Bạn cũng không nên cho bất cứ thứ gì vào miệng để ngăn bé cắn lưỡi vì điều này làm tăng nguy cơ chấn thương và ngạt thở. Nếu môi trẻ tím tái hoặc cơn co giật kéo dài hơn 5 phút bạn nên gọi cấp cứu ngay.

Sau khi kết thúc cơn co giật, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt. Sau cơn co giật, bước quan trọng nhất là xác định nguyên nhân gây sốt. Hầu hết các cơn co giật do sốt cao xảy ra khi trẻ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi rút, nhiễm trùng tai hoặc sốt phát ban. Ngoài ra, viêm màng não cũng có thể gây sốt cao và co giật, đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi. Do vậy, cha mẹ nên cẩn trọng khi trẻ bị sốt cao.

Bài viết liên quan