Mẹ đã rất lo lắng, thậm chí là bực mình vì mãi mà bé nhà mình vẫn còn đái dầm? Mẹ hãy bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp xử lý tình huống oái ăm này nhé. 6 chiêu giúp con hết sợ… khám bệnh Hiểu về bệnh thận ở trẻ em

Theo y học, đái dầm là tình trạng tiểu tiện không tự chủ trong khi ngủ, hay gặp ở nhiều trẻ nhỏ, và thường không nghiêm trọng. Nếu bé gái dưới 5 tuổi hoặc bé trai dưới 6 tuổi lỡ… đái dầm thì mẹ cũng đừng lo lắng quá vì lúc này các bé vẫn đang hoàn thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

Mẹ ơi, con lại đái dầm!!! 4

Chẳng may bé nhà mình đã hơn 5 tuổi vẫn làm ướt chăn nệm mỗi đêm, mẹ có thể tham khảo và kết hợp những phương pháp điều trị như bên dưới:

1. Hạn chế uống nước và nhắc bé đi tiểu

Mẹ hãy cố gắng cho bé uống đủ nước (nước lọc lẫn các loại thức uống khác) vào ban ngày, hạn chế để bé uống nước vào ban đêm. Song song đó, nhớ tập cho bé thói quen luôn đi tiểu trước khi đi ngủ.

2. Đánh thức vào ban đêm

Sau khi bé ngủ được vài giờ, mẹ hãy gọi bé dậy và đưa vào nhà vệ sinh để giải phóng nước tiểu tích tụ trong bàng quang. Dần dần bé sẽ học được phản xạ thức dậy đi tè mỗi khi “mắc”.

3. Tập luyện bàng quang

Dù sao bàng quang cũng là 1 bộ phận của cơ thể nên bé có thể học cách quản lý nó bằng cả 2 phương pháp tập luyện sau:

a) Phương pháp 1: hướng dẫn bé nghĩ về cảm giác bàng quang đầy ụ nước tiểu, cần nhanh nhanh giải quyết nhu cầu “tháo nước” của nó bằng cách tè triệt để.

b) Phương pháp 2: hướng dẫn bé chủ động nín giữ nước tiểu lâu hơn, tập tiểu ngắt quãng (khi đang đi tiểu thì cố gắng ngưng lại một chút rồi lại tiểu tiếp).

4. Không mang tã

Bé đã mắc chứng đái dầm (trên 5 tuổi) thì càng không nên vì sợ bẩn chăn nệm mà mang tã cho bé. Nếu cứ cho bé mang tã thì căn bệnh đái dầm sẽ mãi ám ảnh bé, càng khiến bé không học được cách tự chủ trong việc tiểu tiện.

5. Khen thưởng và khích lệ

Mẹ nên lưu ý, việc mắc chứng đái dầm không phải là điều bé muốn, đôi khi nó còn gây nên nỗi mặc cảm rất lớn cho bé. Vì vậy, mẹ không nên la rầy, trừng phạt bé mỗi khi chăn nệm ướt, ngược lại, nếu thấy bé tiến bộ trong việc làm chủ được bàng quang, giảm dần việc đái dầm thì nên khen thưởng, khích lệ để tạo cho bé 1 tinh thần thoải mái, càng biết cố gắng hơn khắc phục căn bệnh khó nói này.

6. Điều trị bằng thuốc

Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc cả Tây dược lẫn Đông dược chuyên trị đái dầm, tuy nhiên, nếu mẹ muốn cho bé dùng thuốc thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn loại thuốc thích hợp với tình trạng cụ thể của bé nhé.

Tags:

Bài viết liên quan