Trước tiên nói tới vấn đề bệnh sa tử cung và cách chữa trị, chắc chắn nhiều người vẫn chưa biết về sa tử cung là bệnh gì, biểu hiện thế nào, mức độ nguy hiểm ra sao… Trong bài viết dưới đây, Mẹ&Con sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh căn bệnh này.
1. Sa tử cung là gì?
Bệnh sa tử cung xảy ra khi cơ sàn chậu và dây chằng căng ra, suy yếu, không đủ để hỗ trợ cho tử cung khiến tử cung lọt xuống thấp vùng âm đạo, kéo theo cơ quan vùng chậu như bàng quang, trực tràng, niệu đạo cũng tụt xuống theo… Trường hợp bệnh nặng, tử cung còn lộ hẳn ra ngoài âm đạo.
Bệnh sa tử cung chia làm 3 mức độ:
– Mức độ 1: Mức độ mới chớm này, tử cung mới chỉ sa xuống thập thò ở âm đại nên thường rất khó phát hiện.
– Mức độ 2: Tử cung sa xuống, lộ ra ngoài âm đạo nhưng thân vẫn nằm trong âm đạo.
– Mức độ 3: Toàn bộ tử cung lộ hẳn ra ngoài âm đạo
2. Triệu chứng và nguyên nhân
• Triệu chứng
Khi bị sa tử cung, người bệnh thường có các dấu hiệu sau:
– Đi tiêu và đi tiểu khó khăn, rò rỉ nước tiểu hoặc bí đái.
– Mô nhô ra từ âm đạo, có cảm giác như đang ngồi trên một quả bóng mềm.
– Đau lưng, quanh vùng xương chậu có cảm giác nặng nề.
• Nguyên nhân
– Đối tượng bị sa tử cung là những người sắp hoặc từng trải qua sinh nở. Trong quá trình mang thai, bà bầu gặp chấn thương hoặc quá trình sinh con, mẹ bầu chuyển dạ quá lâu, sinh con quá to hay quá nhanh càng tăng nguy cơ bị sa tử cung.
– Bước vào độ tuổi mãn kinh, cơ thể người phụ nữ dần giảm tuần hoàn estrogen và mất trương lực cơ liên kết với lão hóa cũng là nguyên nhân khiến chị em bị sa tử cung.
– Bị khối u trong khoang chậu cũng là nguyên nhân khiến chị em mắc sa tử cung, tuy nhiên trường hợp này khá hiếm.
– Một phần nhỏ nguyên nhân sa tử cung nữa là do yếu tố di truyền. Theo đó, phụ nữ người gốc Bắc Âu có tỷ lên mắc sa tử cung cao hơn hẳn những người phụ nữ gốc châu Á và châu Phi.
Mang thai lần kế tiếp là một thách thức lớn đối với người mắc sa tử cung. (Ảnh minh họa)
3. Biến chứng bệnh sa tử cung và cách chữa trị
Loét âm đạo và sa cơ quan khác vùng chậu là 2 biến chứng chị em sẽ mắc phải khi bị sa tử cung, ngoài ra còn gia tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu.
Trường hợp sa tử cung mức độ nhẹ, không thấy khó chịu, chị em có thể điều trị hoặc không (thường là không cần thiết). Ở mức độ nặng, sa tử cung gây cản trở sinh hoạt, giảm sút sức khỏe… Song song với đó, mang thai sau sa tử cung cũng là một thách thức lớn đối với chị em. Bạn cần tiến hành chuẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Ban đầu, bạn cần tiến hành xét nghiệm hoặc khám lâm sàng để chuẩn đoán bệnh. Các bác sĩ sẽ thăm khám vùng chậu, sau đó đặt những câu hỏi để đánh giá mức độ bệnh ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào. Tiếp đến là kiểm tra hình ảnh, siêu âm hay chụp cộng hưởng từ tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.
Cũng có một loại đồ dùng được thiết kế để giữ tử cung tại chỗ, song đồ dùng này lại dễ gây lở loét và không có tác dụng nhiều đối với bệnh nhân mắc sa tử cung cấp độ nặng. Nếu muốn giải quyết nhanh – gọn – lẹ thì phẫu thuật là phương pháp phù hợp nhất.
Bênh cạnh đó, duy trì thói quen sống lành lạnh sẽ giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh tật, và cả sa tử cung. Sau sinh chị em tuyệt đối không nên làm việc nặng, nhất là trong thời gian ở cữ. Một số bài tập cũng góp phần chống lại căn bệnh sa tử cung, chẳng hạn như tập Kegel, để tăng cường cơ sàn chậu…
Những thắc mắc xoay quanh bệnh sa tử cung đã phần nào được Mẹ&Con giải đáp ở bài viết trên. Hy vọng mối lo lắng bệnh sa tử cung và cách chữa trị sẽ không còn là cản trở trong cuộc sống của mọi chị em phụ nữ.