Mẹ&Con – Cách trữ đông thịt cá cho bé ăn dặm là phần cực kỳ quan trọng vì chúng giúp duy trì những dưỡng chất cần thiết có trong thực phẩm, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm gây hại cho trẻ. Tư vấn trực tuyến: Nấu cháo đúng cách cho bé ăn dặm 5 nguyên tắc chế biến, bảo quản thức ăn dặm Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Tự tay chuẩn bị bữa ăn thơm ngon và đầy đủ dưỡng chất cho con là điều bất kỳ bà mẹ nào cũng mong muốn. Nhưng không phải ai cũng có thể đi chợ mỗi ngày để chọn mua những thực phẩm tươi ngon nhất dành cho bữa ăn của bé. Chính vì vậy, học cách trữ đông thịt cá cho bé ăn dặm chính là mẹo hỗ trợ mẹ tối ưu nhất trong việc này.

Cách trữ đông thịt cá cho bé ăn dặm

Thịt cá trữ đông đúng cách sẽ không mất chất, mất ngon. (Ảnh minh họa)

Cách trữ đông thịt cá cho bé ăn dặm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt cá bảo quản trong tủ lạnh sẽ không mất chất hay mất đi độ thơm ngon nếu biết cách trữ lạnh đúng.

Đối với thịt, các chuyên gia khuyến cáo, trước khi cho vào ngăn đông, thịt cần được bao kỹ bằng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc. Với cách làm này, thịt sẽ không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh, đồng thời ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị. Khi để thịt trong ngăn đông, mẹ luôn giữ nhiệt độ ổn định ở mức -25 độ C. Ở nhiệt độ này, thịt lợn, gà, vịt sẽ để được 7 ngày; thịt thỏ, chim bồ câu 5 ngày; còn thịt bò, dê có thể để 10 ngày. Nếu bảo quản thịt trong ngăn mát (nhiệt độ khoảng 0 – 2 độ C), mẹ cũng thực hiện tương tự như ngăn đông, nhưng chú ý lấy ra sử dụng trong vòng 1 – 3 ngày, vì quá thời gian này, thịt đã bị vi khuẩn xâm nhập gây biến đổi màu sắc, mùi vị và chất dinh dưỡng cũng bị phá hủy, chuyển hoá thành các chất gây hại cho sức khoẻ.

Với các loại cá tươi sống, trước khi trữ lạnh, mẹ cần sơ chế sạch, để ráo nước, sau đó cũng dùng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc, bọc thật kín bằng nhiều lớp. Việc bọc kỹ như vậy không chỉ giúp cá tươi ngon lâu mà còn tránh mùi tanh của chúng lan sang các thực phẩm khác. Ngoài ra, trong bước sơ chế cá, mẹ cũng có thể pha loãng giấm và đổ trực tiếp lên mình cá để giảm bớt mùi tanh.

Cần lưu ý, tuổi thọ của cá trữ lạnh không nên quá 2 ngày để đảm bảo độ tươi ngon cho bữa ăn dặm của bé, mẹ nhé!

Cách rã đông thịt cá đơn giản, an toàn

Bên cạnh việc trữ đông thịt cá đúng cách thì biết cách rã đông những loại thực phẩm này cũng vô cùng cần thiết. Việc rã đông không đúng cách dễ làm thịt cá mất đi khá nhiều chất dinh dưỡng và còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công. Do đó, mẹ đừng quên đọc kỹ phần rã đông thịt cá dưới đây để áp dụng khi chế biến thức ăn dặm cho con tốt hơn.

Có 3 cách rã đông thực phẩm được các chuyên gia khuyên nên thực hiện:

+ Rã đông trong ngăn mát tủ lạnh: Lấy phần ăn muốn sử dụng trong khay đá ra và để vào ngăn mát 8-10 tiếng hoặc qua đêm.

+ Dùng nước ấm hoặc hấp cách thủy: Để túi thức ăn đông lạnh dán kín miệng vào nước ấm, có thể thay nước ấm luân phiên nếu muốn rã đông nhanh hơn.

+ Đặt thịt cá bọc kỹ vào bồn rửa, dưới vòi nước lạnh đến khi thịt cá tan đá.

Lưu ý: Thịt cá hay bất kỳ thực phẩm đã rã đông nào, mẹ cũng không nên cho chúng tái đông trong tủ lạnh, vì rất dễ sinh ra các vi khuẩn có hại cho cơ thể.

Trên đây là cách trữ đông thịt cá cho bé ăn dặm đảm bảo an toàn và giữ nguyên mùi vị cũng như dưỡng chất thức ăn cho bé. Nếu muốn biết thêm về cách chế biến thức ăn dặm cho bé chuẩn theo chuyên gia, mẹ nhấp vào link này nhé!

Tags:

Bài viết liên quan