1. Những thay đổi sinh lý của bà bầu tháng thứ 9
Về mặt sinh lý, bà bầu tháng thứ 9 về kích thước bụng đã to hơn rất nhiều, chiều cao của đáy tử cung khoảng 30 – 32 cm. Khiến cơ thể mẹ bầu trở nên nặng nề, chậm chạp và dễ mệt mỏi. Độ nhạy cảm của tử cung cũng tăng lên đáng kể làm thai phụ luôn cảm thấy bụng căng trướng.
Hệ quả của việc tử cung to ra và phình lên là gây nên sức ép nghiêm trọng đối với dạ dày, phổi và tim làm mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng như tiêu hoá kém, khó thở… tình trạng bệnh sẽ càng ngày càng nặng cho đến ngày sinh. Ngoài ra, mẹ bầu cũng thường có cảm giác tim đập nhanh, thở dốc. Sau khi hoạt động đi, đứng, ngồi… những triệu chứng này ngày càng nặng hơn.
Tháng thứ 9, tử cung phình to kéo theo nhiều cơn đau khác ở mẹ bầu (Ảnh minh họa).
Hơn nữa, việc tử cung to ra cũng khiến bàng quàng bị đè ép dẫn đến buồn tiểu nhiều. Mẹ bầu dễ bị mệt do thiếu ngủ và phải chịu sức nặng của thai nhi đang lớn dần.
Càng về những ngày gần cuối thai kì, chứng phù chân của mẹ bầu sẽ càng nghiêm trọng, tay và mặt cũng có thể bị phù, tình trạng chuột rút ở chân càng tăng, lưng đau dữ dội. Nướu răng thường xuyên bị chảy máu. Triệu chứng đau đầu khi mang thai, buồn nôn, chóng mặt đã quay trở lại với tần suất thường xuyên hơn.
Với những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên, khi đầu bé đã lọt mẹ bầu sẽ bớt các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu và khó thở. Các cơn gò Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn.
Về mặt tâm lí, bản năng “làm tổ” của người mẹ bắt đầu trỗi dậy khiến mẹ bầu có cảm giác mình đang háo hức, chờ đợi cũng như mong ngóng đứa con chào đời. Biểu hiện là mẹ bầu sẽ thường xuyên nhìn ngắm đồ dùng mình đã chuẩn bị cho con hay mẹ sẽ có động thực thôi thúc muốn quét dọn, chăm sóc cái “tổ ấm” bé nhỏ của mình và con.
2. Cách chăm sóc cho mẹ bầu ở tháng thứ 9
Hội chứng ống cổ tay: Bà bầu tháng thứ 9 sẽ xuất hiện hội chứng mới gọi là hội chứng ống cổ tay. Biểu hiện của hội chứng bao gồm các triệu chứng tê, châm chích ở các ngón tay do sưng các mô ở cổ tay, do thai gây chèn ép lên dây thần kinh. Hội chứng này sẽ biến mất sau khi sinh. Để khắc phục hội chứng này, mẹ có thể đeo nẹp cổ tay và dùng vitamin B6 hàng ngày.
Cảm giác mệt mỏi thai kì: Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn trong tư thế chân gác cao và nằm nghiêng sang bên trái. Điều này sẽ giúp tăng cường sức chịu đựng của vùng bụng đồng thời tăng cường lượng máu đến bánh nhau. Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần tránh tuyệt đối các hoạt động mạnh và làm những việc quá sức.
Khó chịu vì bé chòi đạp: Thai nhi được 9 tháng cũng háo hức và mong ngóng được chào đời làm tình trạng quẫy đạp tăng nhanh với tần xuất thường xuyên và lực đạp mạnh hơn rất nhiều so với trước. Do đó, nếu thai nhi cứ đạp mãi một chỗ làm mẹ khó chịu, mẹ hãy thay đổi tư thế thường xuyên đề chia đều các vùng bị tác động.
Giữ cho tinh thần thoải mái: Đây là việc làm vô cùng quan trọng trong giai đoạn này. Để làm được điều này, mẹ bầu cần chuẩn bị tất cả mọi thứ sẵn sàng để “chào đón” bé cả về tâm lí, sức khỏe, vật chất, nơi sinh, bệnh viện, bác sĩ và các vật dụng cần thiết…
3. Những việc mẹ bầu tháng thứ 9 không nên làm
Mẹ bầu không nên sợ việc sinh đẻ: Cảm giác đau mỏi kéo dài thường khiến mẹ bầu sợ việc sinh đẻ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần ‘thoát ly” khỏi tâm lí này và xác định sinh đẻ là một việc làm vô cùng thiêng liêng mà mọi phụ nữ đều trải qua. Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, việc sinh đẻ sẽ chẳng là gì quá đáng sợ với những bước tiến của khoa học kĩ thuật. Bạn hãy tin. Mình sẽ là một người mẹ thật tuyệt vời.
Bạn hãy tin, mình sẽ là một người mẹ tuyệt vời (Ảnh minh họa).
Không ăn các loại đồ ngọt: Mang thai tháng thứ 9 là thời kì âm đạo dễ bị viêm nhiễm. Trong thời gian này, bà bầu tháng thứ 9 không nên ăn nhiều đồ ngọt khiến lượng đường trong cơ thể tăng lên sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.