Mẹ&Con – Mẹ bầu thường bối rối không biết phụ nữ mang thai nên ăn gì ở tháng đầu tiên để bảo đảm dinh dưỡng cho sự phát triển của mẹ và bé về sau. Chính vì thế, Mẹ&Con sẽ cho mẹ một vài lời khuyên dưới đây nhé! 6 cách “vượt stress” khi mang thai Bí quyết giúp bầu làm việc tốt khi mang thai Nỗi buồn chồng ngoại tình khi mang thai

Rất nhiều mẹ bầu mang thai nhưng không phát hiện cho đến khi thấy mình mất kinh thì mới bắt đầu thắc mắc phụ nữ mang thai nên ăn gì rồi cuống cuồng bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng vào cơ thể. Lúc này, thai nhi đã được 2 – 3 tuần và tháng mang thai đầu tiên đã gần qua đi.

Tuy nhiên, trên thực tế, mẹ bầu lại không cần quá lo lắng về điều này. Các chuyện gia nghiên cứu về mẹ bầu và trẻ em thường khuyến cáo, hầu hết thai phụ không cần bổ sung thêm nhiều calo ở 4 tuần đầu mang thai và trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất nếu sức khỏe của người mẹ trước khi mang bầu hoàn toàn tốt. Xác định thai phụ cần thêm bao nhiêu calo còn phụ thuộc vào chiều cao, độ tuổi, và cân nặng của mỗi người. Trong đó, lượng calo lí tưởng nên bổ sung là khoảng 300 calo cho khẩu phần bình thường là đủ.

Phụ nữ mang thai nên ăn gì ở tháng thứ nhất?

Trong tháng đầu tiên, mẹ bầu thường gặp triệu chứng buồn nôn, đầy hơi, ói mửa, đau đầu, đau ngực, buồn ngủ… Vì vậy cần cố gắng bổ sung những thực phẩm lành mạnh và cân bằng dưỡng chất để cả mẹ và thai kì đều khỏe.

Phụ nữ mang thai nên ăn gì

Mang thai tháng đầu tiên, thai phụ thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ (Ảnh minh họa).

1. Thực phẩm giàu Axit folic và folate

Axit folic và folate là dưỡng chất cần được bổ sung ngay từ trước khi mang thai và trong suốt những tháng đầu để ngăn ngừa dị tật thai nhi đặc biệt là tật nứt đốt sống cổ. Nên bổ sung từ 400 – 600mcg axit folic mỗi ngày để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất. Axit folic thường có nhiều trong các chất như cam, khoai tây, bông cải xanh, măng tây, trứng, đậu, rau lá có màu xanh thẫm…

2. Các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin B6

Vitamin B6 đặc biệt quan trọng trong tháng đầu mang thai bởi nó có thể giúp ức chế cơn buồn nôn và nôn ói. Thay vì dùng thuốc để chữa ốm nghén, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B6 như ngũ cốc, cá hồi, bơ đậu phộng, chuối và các loại hạt để cắt cử cơn ốm nghén cũng như làm giảm những cảm giác mệt mỏi

3. Trái cây

Trái cây rất giàu vitamin, hàm lượng nước, chất chống oxy hóa, chất xơ… Bổ sung trái cây ngay từ tháng đầu thai kì sẽ giúp mẹ tránh một số căn bệnh và biến chứng thai kì.

4. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin, canxi, nước, chất béo lành mạnh, axit folic và vitamin D. Ngoài sữa, các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phomat, váng sữa… cũng có các thành phần tương tự giúp bổ sung các chất cần thiết cho mẹ bầu.

5. Các loại thịt

Hầu hết các loại thịt đều an toàn với mẹ bầu. Trong thịt chứa nhiều protein và các loại vitamin quan trọng tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, khi ăn các loại thịt, một nguyên tắc mẹ bầu cần chú ý là tránh ăn thịt tái, sống.

thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai

Các loại thịt có tác dụng rất tốt cho mẹ bầu trong tháng đầu thai kì (Ảnh minh họa).

6. Thực phẩm giàu sắt

Sắt là khoáng chất quan trọng giúp duy trì ổn định dòng máu cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Thai nhi cần nhiều sắt để hấp thụ đủ oxy và chất dinh dưỡng. Mẹ bầu cần sắt để tránh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… Sắt chứa nhiều trong các loại thực phẩm như: củ cải đường, bột yến mạch, cám, cá ngừ, đậu, trái cây sấy khô, thịt gà, thịt cừu…

7. Thực phẩm có chứa đường

Nhiều mẹ bầu khi biết mình có thai thường hạn chế tối đa thực phẩm có chứa đường do được truyền tai về các biến chứng tiểu đường thai kì và việc tăng cân không kiểm soát. Tuy nhiên, các chuyên gia đã đưa ra kết luận rằng, trong tháng đầu mang thai, mẹ bầu sẽ không dễ tăng cân. Ngược lại, cơ thể mẹ lại đang cần từ 200 – 300 calo/ ngày. Do đó, các loại thực phẩm từ đường sẽ giúp cung cấp lượng calo đủ cho mẹ bầu. Mẹ bầu nên chọn những loại thực phẩm có chứa đường tự nhiên như trái cây tươi, bánh tráng miệng, các loại nước ép trái cây tươi, sinh tố… để bổ sung thay vì chọn những loại có đường nhân tạo.

Nhìn chung, về vấn phụ nữ mang thai nên ăn gì, ở tháng đầu tiên, mẹ bầu cũng không cần quá băn khoăn khiến tình trạng ốm nghén, lo lắng, hồi hộp chuyển biến mạnh mẽ mà thay vào đó, nên tích cực bổ sung các dưỡng chất trên trong suốt thai kì với liều lượng thích hợp để mang lại sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.

Tags:

Bài viết liên quan