Mẹ&Con - Sổ mũi ở trẻ sơ sinh là tình trạng rất thường gặp, nhất là vào mùa đông hay thời tiết thay đổi... Mẹo xử lý nhanh khi trẻ bị sổ mũi Bé hay sổ mũi: đừng đùa! 4 "lỗi" nghiêm trọng của cha mẹ khi chữa sổ mũi cho trẻ

Sổ mũi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng là những kỷ niệm khó quên, khi chúng ta còn là những đứa trẻ vô lo vô nghĩ. Chắc không ai có thể quên được những lần… thò lò mũi xanh, những khi không kìm được hắt hơi, nước mũi theo đó bắn ra làm nhiều người “quê độ”…? Đứa trẻ nào cũng từng bị sổ mũi, chắc chắn là như vậy.

Ở bài viết dưới đây, bà Jennifer Shu – giám đốc quản lý, bác sĩ nhi khoa tổ chức Children’s Medical Group P.C, Atlanta và cũng là tác giả cuốn “Lần đầu làm mẹ” (Học viện nhi khoa Hoa Kỳ, 2010) sẽ giúp các bậc làm cha mẹ hiểu hơn về căn bệnh này.

Nguyên nhân dẫn tới sổ mũi?
Nguyên nhân chủ yếu do các loại virut như virut gây cúm, cảm lạnh thông thường hay các loại virus khác như sởi. Trung bình cứ 1 tháng trẻ bị cảm một lần, vị chi khoảng 10-12 lần/năm (tăng nhiều vào mùa đông và giảm dần vào mùa hè).

Sổ mũi có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày. Thỉnh thoảng, khi trận sổ mũi này vừa chấm dứt, trận sổ mũi khác lại bắt đầu nên ta sẽ có cảm giác một lần cảm cúm kéo dài vô tận. Dị ứng cũng là một nguyên nhân gây sổ mũi. Nước mũi thường trong chứ không đặc và có màu xanh, hơi vàng như bệnh cảm. Một nguyên nhân khác dẫn tới cảm cúm, có thể kể đến là nhiễm khuẩn.

Sổ mũi ở trẻ sơ sinh, mẹ phải làm sao? 4

Vào mùa đông, tình trạng sổ mũi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ càng tăng cao. (Ảnh minh họa)

Khi nào thì nên đưa trẻ đến bác sĩ?
Khi trẻ khổ sở đến mức không thể ăn hoặc uống (Có dấu hiệu mất nước, tã không ướt trong 6 – 7 giờ, mặt mũi uể oải, người khó chịu nhưng không khóc…) hoặc đã vài tuần nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm thì nên đưa bé đến bác sĩ.

Làm gì khi trẻ bị nghẹt, sổ mũi?
Rủi thay, cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dùng thuốc cảm lại là “tối kiến”. Thuốc không những không thể xua đuổi vi rút gây bệnh nhanh hơn, mà còn gây ra một số tác dụng phụ. Sổ mũi ở trẻ sơ sinh? Dưới đây là vài cách đơn giản mà hiệu quả giúp con bạn cảm thấy khá hơn:

– Nhỏ vài giọt dung dịch muối natri giúp làm tan chất dịch nhầy.
– Dùng ống bơm y tế hút khối lượng lớn (rất hiệu quả, làm thông khoang mũi).
– Đặt máy phun sương làm mát trong phòng ngủ để duy trì độ ẩm không khí giúp bé dễ thở hơn.
– Cuối cùng, thử nâng người bé lên một chút khi ngủ bằng cách chèn nêm cũi dưới nệm hoặc đỡ bé khi bé hắt hơi. (Lưu ý, tránh đặt gối trong cũi vì những nguy gây cơ đột tử ở trẻ em).

Thời tiết đang dần bước sang mùa đông, bệnh sổ mũi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ lại được dịp hoành hành. Vì thế, bố mẹ cần đặc biệt chú ý để bé yêu luôn khỏe mạnh.

Tags:

Bài viết liên quan