Mẹ&Con – Trẻ bị sổ mũi phải làm sao? Mẹ đang loay hoay tìm đáp án nhưng vẫn chưa biết áp dụng giải pháp nào cho an toàn mà lại hiệu quả. Vậy hãy thử tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây của Mẹ&Con xem sao nhé. Thực hư bài thuốc chữa ho, sổ mũi bằng ngải cứu và cao dán Mẹo xử lý nhanh khi trẻ bị sổ mũi 4 "lỗi" nghiêm trọng của cha mẹ khi chữa sổ mũi cho trẻ

Mách mẹ 5 mẹo hay khi trẻ bị sổ mũi do thời tiết 5

Sức đề kháng của trẻ còn yếu nên dễ bị bệnh vặt như sổ mũi, cảm lạnh… (Ảnh minh họa)

Sức đề kháng của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, còn yếu nên hễ thời tiết thay đổi thất thường là trẻ lại bị sổ mũi, cảm lạnh, mắc các bệnh về đường hô hấp… Những lúc như vậy, trẻ bị sổ mũi phải làm sao cho bé nhanh khỏi mà không cần phải dùng tới thuốc kháng sinh. Đó là điều nhận được nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh.

Massage lòng bàn chân với dầu

Thấy con bị sổ mũi, mẹ nên lấy vài giọt dầu khuynh diệp, massage nhẹ nhàng vào lòng bàn chân của con. Massage cả lòng bàn chân bên trái và bên phải, mỗi bên chừng 1 phút, sau đó mang tất (vớ) cho con. Mẹ cũng có thể kết hợp massage cho bé ở vùng ngực, bụng và lưng. Mặc dù đơn giản nhưng cách này mang lại hiệu quả cao.

Uống nhiều nước

Bổ sung đầy đủ nước có thể làm tống khứ một số chất đờm còn bám lại ở cổ họng, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Đối với trẻ sơ sinh bị sổ mũi, mẹ nên tăng cường các cữ bú trong ngày cho bé. Trẻ lớn hơn, mẹ cho bé uống nhiều nước tinh khiết hoặc nước ép rau củ quả để dịch mũi lỏng, dễ dàng đào thải ra bên ngoài.

Làm sạch hốc mũi

Mách mẹ 5 mẹo hay khi trẻ bị sổ mũi do thời tiết 6

Việc làm sạch hốc mũi giúp trẻ nhanh hết sổ mũi. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị sổ mũi phải làm sao? Biện pháp dễ làm nhất cho mẹ trong tình huống này là… “dọn” sạch hốc mũi của trẻ. Trẻ sổ mũi, nếu mẹ biết cách làm sạch hốc mũi sẽ giúp con mau hết sổ mũi và ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm hoặc các biến chứng mãn tính như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa…

Với trẻ lớn, các mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ xì mũi thường xuyên và đúng cách. Còn trẻ nhỏ hơn hãy thực hiện theo các bước sau:

– Bước 1: Đặt bé nằm ngửa, kê cao đầu.

– Bước 2: Nhẹ nhàng bóp nước muối sinh lý vào từng bên mũi của trẻ. Trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 2-3 giọt, trẻ lớn hơn nhỏ 4-5 giọt.

– Bước 3: Sau khoảng 1-2 phút, khi dịch mũi chảy ra nhiều, mẹ sử dụng dụng cụ hút mũi để hút hết chất nhày trong mũi của bé. Chú ý, tất cả các thao tác cần được tiến hành một cách nhẹ nhàng.

Kê cao gối khi ngủ

Khi bé ngủ, hãy chú ý kê cao đầu bé bằng khăn hoặc gối có độ cao vừa phải. Mẹo này sẽ hạn chế được tình trạng nước mũi chảy ngược vào khoang mũi khiến trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc.

Chú ý chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống của trẻ trong thời gian này cũng là một yếu tố giữ vai trò quan trọng. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể sẽ tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ miễn dịch với một số bệnh vặt hiệu quả, trong đó có chứng sổ mũi. Ngoài ra, khi thấy con bị sổ mũi, mẹ chỉ được phép tắm cho con bằng nước ấm thôi nhé.

Qua bài viết này, hy vọng lần sau các mẹ sẽ không còn phải bỡ ngỡ, lúng túng khi con bị sổ mũi hay có lúc gặp phải câu hỏi từ các mẹ bỉm sữa khác: “Trẻ bị sổ mũi phải làm sao”. Cuối cùng, khi đã áp dụng tất cả các biện pháp trên mà tình trạng sổ mũi của bé cưng vẫn không mấy cải thiện, mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa Nhi càng sớm càng tốt.

Tags:

Bài viết liên quan