Mẹ&Con – Mùa Trung Thu đang đến gần. Ngoài việc rước đèn thì bánh trung thu là thứ không thể thiếu trong đêm phá cỗ. Tuy nhiên, loại bánh này thường rất ngọt và béo. Vậy nên ăn bánh trung thu cùng với thực phẩm nào để không lo tăng cân? 'Kẻ thù' tiềm ẩn trong mỗi chiếc bánh trung thu Cẩn trọng khi ăn bánh trung thu Bánh trung thu rau câu nhân bánh flan không ngán

Bánh trung thu thường chứa rất nhiều đường và chất béo. Đường và chất béo nhằm tạo nên hương vị đặc trưng cho bánh cũng như là một biện pháp để bảo quản bánh. Thành phần dinh dưỡng của một chiếc bánh trung thu dẻo nhân thập cẩm khoảng 170 gam có thể cung cấp đến 566 Kcal, 16,3 g đạm, 6,6 g lipid, 110,2 g glucid; hay một chiếc bánh trung thu dẻo nhân 1 trứng và đậu xanh trọng lượng khoảng 176g cung cấp đến 648 Kcal.

1. Bánh trung thu + rượu vang đỏ

Rượu vang có vị chát nhẹ, chứa nhiều axit amin, khoáng chất và vitamin. Khi ăn cùng bánh trung thu thì cả 2 món này sẽ hỗ trợ nhau giúp kích thích vị giác, vừa loại bỏ sự béo ngậy của bánh, vừa tăng thêm mùi vị của rượu làm tăng cảm giác ngon miệng, lại còn hỗ trợ tiêu hóa. Đây là một sự kết hợp hết sức thời thượng và đang thịnh hành nhất hiện nay. Gia đình bạn đã kịp thử ăn bánh trung thu bên ly rượu vang sóng sáng chưa nào?

Mách bạn 4 thực phẩm ăn kèm bánh Trung thu không lo bị béo 7

Bánh trung thu kết hợp với rượu vang đang là sự kết hợp thịnh hành và thời thượng nhất hiện nay (Ảnh minh họa).

2. Bánh trung thu + nước trà xanh

“Ăn bánh thưởng trà ngắm trăng” là cụm từ đã có từ ngàn đời nay trong văn hóa phương Đông và chưa bao giờ văn hóa này bị khước từ. Một miếng bánh ngọt, một ngụm trà xanh sẽ làm bạn mất cảm giác “ngán” của bánh. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong trà sẽ giúp loại bỏ chất béo có thể tích tụ lại trong cơ thể, giúp kích thích hệ thần kinh, tốt cho hệ tiêu hóa và tăng cường quá trình đốt chất béo. Khi kết hợp 2 món này cùng nhau, bạn sẽ không còn phải lo lắng quá nhiều đến chuyện tăng cân nữa.

Bên cạnh đó “khung cảnh hữu tình”, trăng thanh gió mát làm người ngồi “đón trăng” cảm giác dễ chịu, thoải mái, yên bình, thanh nhã hơn. Mọi người quây quần bên nhau tạo không khí ấm cúng, đoàn viên.

Mách bạn 4 thực phẩm ăn kèm bánh Trung thu không lo bị béo 8

“Ăn bánh, thưởng trà, ngắm trăng” là một việc không thể thiếu ngày Trung Thu về (Ảnh minh họa).

3. Bánh trung thu + hoa quả

Bánh trung thu có vị ngọt dễ ngấy. Hoa quả có vị chua. Khi kết hợp 2 món này cùng nhau thì không chỉ làm giảm bớt cảm giác ngấy, mà còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm lượng mỡ tích tụ.

Mách bạn 4 thực phẩm ăn kèm bánh Trung thu không lo bị béo 9

Bánh trung thu ngọt, dễ ngấy. Hoa quả có vị chua. Khi kết hợp cùng nhau sẽ có mùi vị vô cùng thanh nhã (Ảnh minh họa).

4. Bánh trung thu + cháo ngũ cốc

Một sự kết hợp nghe qua có vẻ ngược đời nhưng lại là một giải pháp rất tốt cho vấn đề cân nặng.

Cháo ngũ cốc giàu thành phần dinh dưỡng, chứa nhiều carbonhydrate, chất béo, các loại vitamin, canxi, kali, sắt, kẽm, chất xơ… Bánh trung thu lại chứa nhiều đường và calo nêu ăn kèm cùng cháo sẽ có tác dụng bổ sung chất xơ cho cơ thể, hỗ trợ việc tiêu hóa, đốt cháy lượng mỡ vào cơ thể, xoa dịu cảm giác khó chịu của dạ dày. Do đó, sau khi ăn bánh trung thu, bạn cũng đừng quên chuẩn bị cho gia đình mình một bát cháo ngũ cốc nóng.

Mách bạn 4 thực phẩm ăn kèm bánh Trung thu không lo bị béo 10

Một bát cháo ngũ cốc nóng sau khi ăn bánh trung thu sẽ là giải pháp tuyệt vời cho vấn đề cân nặng (Ảnh minh họa).

Với những thông tin trên đây, hy vọng rằng bạn sẽ trút bỏ được “nỗi lo ngay ngáy” về việc tăng cân khi ăn bánh trung thu để sẵn sàng “phá cỗ’ mùa Trung Thu này.

Mẹ&Con chúc bạn và gia đình có một mùa Trung Thu ấm áp, đoàn viên!

Tags:

Bài viết liên quan