Những cách chữa bệnh quai bị bằng phương pháp dân gian này đã được rất nhiều người áp dụng thành công. Tuy nhiên, trước khi bắt tay vào chữa bệnh bạn cần biết bệnh quai bị là gì? Nguyên nhân do đâu cũng như những điều cần tránh.
1. Những điều cần biết về bệnh quai bị
Bệnh quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc họ Paramyxovirus gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp như ho, hắt hơi hoặc dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng với người nhiễm bệnh.
Quai bị có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ em từ 5 – 14 tuổi. Trẻ em dưới 1 tuổi thường không mắc quai bị nhờ sự miễn dịch thụ động từ mẹ truyền qua.
Bệnh lây lan rất nhanh, chỉ cần một người nhiễm bệnh thì những người xung quanh cũng có khả năng rất cao nhiễm bệnh. Vì vậy, nếu con bạn không may mắc bệnh hoặc ở lớp chúng có bạn bè mắc bệnh, bạn tạm thời hãy cho bé nghỉ học để tránh lây lan.
Biểu hiện ban đầu của người mắc quai bị là cảm giác khó chịu trong người, chán ăn, đau họng và đau góc hàm, đôi khi sốt và rét dữ dội. Phần tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày và giảm dần trong 1 tuần tiếp theo.
Quai bị là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng như nhồi máu tụy, viêm tụy, viêm buồng trứng (ở nữ), vô sinh (ở nam), viêm cơ tim, viêm tuyến giáp…
Bệnh quai bị nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Một số cách chữa bệnh quai bị bằng phương pháp dân gian điển hình
Bài thuốc uống:
1. Lấy khoảng 40g vỏ cây gạo, cạo phần vỏ xù xì bên ngoài rồi thái thành từng lát mỏng, sao vàng sắc uống.
2. Cắt 10g rễ cây rẽ quạt tươi, sửa sạch, sắc uống 2 lần/ngày.
3. Ngắt 30g cây chua me đất hoa vàng, sắc uống mỗi ngày 1 lần.
4. 10g rễ chàm mèo sao vàng, sắc mỗi ngày một thang, chia làm 3 lần uống.
Bài thuốc bôi hoặc dán bên ngoài:
1. Giã nát 2 – 3 hạt gấc, đốt thành than. Trộn với 5ml giấm, 6g tinh cối đã đã vô trùng rồi bôi vào chỗ sưng 4 – 5 lần/ngày.
2. Lá muồng trâu xay nhuyễn, lọc lấy nước. Bôi nước lá muồng trâu vào vết sưng nhiều lần trong ngày.
3. Giã nát 2 tép tỏi, thêm vài giọt giấm chua. Mỗi ngày bôi lên chỗ sưng 2 – 3 lần.
4. Giã nhuyễn cánh hoa cúc tươi hoặc hoa cúc dại. Thêm một chút giấm, đắp lên vùng bị sưng 2 lần/ngày.
5. Một phần lá gấc, lá na, lá cà độc dược. Đem tất cả giã nát, đắp vào chỗ sưng.
6. Trộn lẫn 8g bột mì với 1g bột tiêu trong nước ấm, tạo thành hỗn hợp sền sệt như hồ. Đắp lên vết sưng 2 lần/ngày.
7. Hái một nắm lá rau sam, rửa sạch sau đó giã nát rồi đắp lên chỗ sưng tương tự như những cách trên
8. Giã nát một nắm lá hẹ với một nhúm muối nhỏ, đắp lên chỗ quai bị sưng 3 lần/ngày.
9. Giã nát 50g xương rồng, đắp lên chỗ sưng 2 lần/ngày.
10. Dùng 2 miếng củ cải muối giã nát, đắp lên chỗ đau 2 – 3 lần/ngày.
Những cách chữa bệnh quai bị bằng phương pháp dân gian này đã được nhiều người áp dụng và mang lại kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng bạn không nên tự ý chữa bệnh quai bị tại nhà mà hãy tới các cơ sở y tế thăm khám để có hướng điều trị tốt nhất nhé!