Mẹ&Con – Sả, một loài cây có mùi thơm dịu được người Việt sử dụng phổ biến trong việc chế biến các món ăn. Tuyệt vời hơn, khi từ nay gia đình bạn không cần phải lo bị sốt xuất huyết hay bệnh vặt “làm phiền” nữa vì đã có… cây sả. 4 tinh dầu tự nhiên khiến các loại côn trùng khiếp sợ 4 loại tinh dầu tốt cho người thường xuyên bị dị ứng Tự làm tinh dầu sả đuổi muỗi chống virus Zika

Tinh dầu được chiết xuất từ cây sả không chỉ có tác dụng khử mùi, xua đuổi các loại côn trùng, chữa cảm cúm mà còn giúp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả. Theo nhiều nghiên cứu, trong cây sả có chứa khoảng 1-2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh. Thành phần chủ yếu của cây sả là citral (65 đến 85%), geraniol (40%).

Cây sả - vị thuốc quý của mọi gia đình 4

Ảnh minh họa

Theo Đông y, sả có vị ngọt, tính ấm, mùi thơm, tác dụng khư phong thanh thấp, tán hàn giải biểu, thông kinh lạc, tiêu thũng, phòng côn trùng cắn. Ở nước ta, từ lâu người dân đã dùng sả làm gia vị và làm thuốc giải cảm hàn thấp, nóng sốt, đau bụng lạnh dạ, nôn mửa.

Ngày nay, cây sả được dùng phổ biến để chữa cảm mạo, nóng sốt, đau đầu, đau dạ dày, tiêu chảy, phong thấp tê đau, viêm tai giữa, kinh nguyệt không đều, phù thũng khi mang thai.

Giải cảm: Kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)… đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.

Trị đau răng: sắc sả lấy nước súc miệng hàng ngày.

Trị “viêm cánh”: củ sả, giã nát, hợp với phèn phi, bôi ngày 1 lần. Dùng liên tục 7 – 10 ngày giúp cải thiện mùi hôi đáng kể.

Trị đau dạ dày: Dùng cây sả tươi 30-45 g đun sôi uống.

Trị ăn uống không tiêu, đầy bụng: củ sả giã nát, ép lấy nước cốt, phối hợp với mạch nha uống.

Ngăn ngừa ung thư: Uống nước sả tươi làm cho tế bào ung thư tự tiêu hủy, uống khoảng một liều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi. Với những người đang chữa bệnh bằng tia xạ thì mỗi ngày uống 8 ly cây sả tươi trụng với nước sôi.

Tags:

Bài viết liên quan