Mẹ&Con - Bước sang tháng thứ 6, bé của bạn đã sẵn sàng để ăn dặm. Những dấu hiệu cho thấy chúng khát khao được măm măm cũng vô cùng thú vị. Tâm sự của các bà mẹ cho con ăn dặm kiểu Nhật Sữa chua cho bé tuổi ăn dặm 5 bí quyết về ăn dặm kiểu Nhật

6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu có thể bớt bú mẹ để tìm thêm thức ăn bên ngoài, hay còn gọi là ăn dặm. Tuy nhiên, đối với những người lần đầu làm mẹ, chưa từng trải thì đây thực sự là một thử thách khó khăn. Vậy bạn cần biết những gì về mặt dinh dưỡng trong giai đoạn từ 6 tháng – 1 tuổi sắp tới của bé yêu?

Tháng thứ 6
Dấu hiệu bé muốn “măm măm”

Sau 6 tháng, trẻ sơ sinh đã sẵn sàng cho việc tiêu thụ thực phẩm rắn. Khi sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm, bé sẽ thể hiện những dấu hiệu sau:

Bé có thể ngồi dậy mà không cần sự hỗ trợ
Bé mở miệng khi mẹ cho muỗng tiếp xúc với miệng của bé
Bé nhóp nhép nhai gió khi nhìn người lớn ăn
Bé nhặt hoặc “cướp” thức ăn của bạn và đưa lên miệng

Từ 6 tháng tới 1 tuổi, trẻ ăn thế nào? 5

Biểu hiện bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. (Ảnh minh họa)

Tháng thứ 7
Bảy tháng, hầu hết trẻ sơ sinh cảm thấy thoải mái khi được ăn dặm các loại thức ăn đặc như bột, ngũ cốc. Lúc này, trẻ còn có thể dùng muỗng múc đồ ăn hoặc gắp đồ ăn bằng…. tay. Bên cạnh đó, bé cũng bắt đầu học cách bưng ly nước lên miệng uống dù các động tác còn rất thô sơ, vụng về.

Tháng thứ 8 – 10
Bé yêu của bạn sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn trong việc uống nước bằng ly vào thời gian này. Thậm chí chúng còn có hành động hết sức ngộ nghĩnh, chẳng hạn như chu môi hớp nước tránh chất lỏng tràn ra ngoài nếu ly nước quá đầy. Bé cũng nhai tốt hơn, nhưng kì lạ là vẫn thích uống hơn ăn.

Tháng thứ 10 – 12
Tròn 1 tuổi, bé hoàn toàn có thể “tự lập” trong việc ăn uống, mặc dù việc lộn xộn là điều hoàn toàn không tránh khỏi. Lúc này, kinh nghiệm ăn uống của bé cũng cao hơn hẳn. Có thể tự bưng ly nước uống, tự xúc ăn, nhai và nuốt trọn. Đây cũng là thời gian thích hợp để cha mẹ rèn luyện nề nếp, ý thức của trẻ trong việc ăn uống.

Phụ huynh cần lưu ý gì trong khoảng thời gian này?
– Chỉ cho bé ăn dặm khi chúng được 6 tháng tuổi (một số trường hợp cá biệt, các bác sĩ sẽ là người đưa ra quyết định)
– Bệnh dị ứng có thể xảy ra đối với bất cứ đứa trẻ nào, dù trước đó trong gia đình không ai mắc dị ứng. Vì vậy, mỗi lần đổi món cho bé, hãy đợi 3 – 4 ngày trước khi muốn thử món khác.
– Đảm bảo vệ sinh thực phẩm là điều đương nhiên, thế nhưng tay người chế biến thức ăn phải sạch sẽ.
– Khử trùng mọi đồ vật tiếp xúc với miệng bé như chai, thìa, ly, bát đĩa… bằng nước sôi.

Tags:

Bài viết liên quan