Một vài trẻ khi bú sữa mẹ thường không bú hết sữa mẹ hoặc bé đã ăn dặm đủ để cho bầu ngực người mẹ kịp tiết sữa trở lại, nhưng rất hiếm trường hợp người mẹ không có đủ sữa cho con bú (trừ những trường hợp người mẹ đã từng phẫu thuật ngực). Dù bầu ngực người mẹ có to hay nhỏ thì vẫn có khả năng tiết đủ lượng sữa cho bé bằng cách cho bú theo khẩu phần của bé. Một số bé sẽ bú nhiều hơn và tương tự như vậy, sẽ có những bé có nhu cầu về sữa ít hơn.
Nhiều mẹ lo lắng rằng họ không có đủ sữa. Những mẹ này chắc hẳn đang cho bé bú đều đặn, hoặc thậm chí mẹ không hề nhận biết được rằng con mình đang lớn lên khỏe mạnh.
Một vài mẹ còn lo lắng rằng sữa của mình không đủ dưỡng chất cho con, tuy nhiên mẹ nên biết
– Nếu nhìn bằng mắt thường thì sữa mẹ loãng và có màu đục hơn so với sữa bò. Điều này là hoàn toàn tự nhiên do cấu tạo vốn có của sữa mẹ mà thôi, và đặc trưng này không nói lên được rằng sữa mẹ thì không tốt bằng sữa bò đâu các mẹ nhé.
– Chất lượng của sữa mẹ rất cao, cho dù mẹ có ăn uống tốt hay là không. Sữa mẹ có đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé và hoàn toàn đều là thành phần chiết xuất từ chính cơ thể của người mẹ.
Liệu có đủ sữa hay không?
Cho bú đều đặn
– Các bé sơ sinh cần được cho bú đều đặn vì trong thời gian này bé chỉ bú được mỗi lần một lượng sữa rất ít. Việc cho con bú từ 8 – 12 lần trong 24h là điều hết sức bình thường.
– Sẽ mất khoảng vài tuần để lượng sữa của mẹ đủ đáp ứng nhu cầu bú sữa của bé. Vì thế mẹ đừng vội lo lắng nếu có những ngày lượng sữa tiết ra ít hơn bình thường mẹ nhé!
– Nếu như bé vẫn bú thường xuyên mà không có dấu hiệu khát sữa, điều đó chứng tỏ bé đã bú đủ lượng sữa cần thiết cho cơ thể.
Bé quấy khóc
Trẻ có thể khóc khi khát sữa. Tuy nhiên có rất nhiều lý do khác khiến cho bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc chứ không riêng lý do này. Mẹ hãy quan sát và kiểm tra kĩ lưỡng để phát hiện kịp thời nhé!
Bú tay
Việc mút tay hay các vật dụng khác có thể là một dấu hiệu cho thấy bé đang muốn bú mẹ. Tuy nhiên bé vẫn có thể làm như vậy ngay cả khi bé không hề thấy đói.
Thay đổi ở bầu ngực
Sẽ có một vài thời điểm mà bầu vú của mẹ không nhiều sữa như bình thường. Khi bé được nhiều tuần tuổi, bầu ngực của mẹ có thể mị mềm đi và chảy một ít sữa, và hiện tượng này là hết sức bình thường mẹ nhé.
Những dấu hiệu cho thấy bé đang đủ sữa
– Bé có thể sẽ tăng cân. Lúc này mẹ nên nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ để theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé, giúp kịp thời điều chỉnh chế độ ăn để bé được phát triển bình thường các mẹ nhé.
– Các cơ bắp của bé dần săn chắc hơn, da dẻ hồng hào, tươi sáng là những dấu hiệu của một đứa bé khỏa mạnh.
– Bé sẽ đi ngoài từ 3, 4, thậm chí nhiều lần trong ngày ở khoảng thời gian 1-2 tháng đầu tiên sau sinh. Phân có thể ở dạng lỏng, màu vàng nhạt và có hạt mềm (trông giống như hạt mù tạt). Sau khoảng 2 tháng thì một số bé sẽ ít đi ngoài nhiều hơn, do đó đây không phải là một dấu hiệu rõ ràng để nhận biết liệu bé đang đủ sữa hay không.
– Bé làm ướt tã ít nhất từ 6 tới 8 lần một ngày. Dễ nhận thấy điều này hơn cả nếu như mẹ dùng tã bằng vải. Với những loại tã thấm hút nhanh sử dụng một lần, tã sẽ không còn ẩm ướt nếu như bé chỉ đi tè ít, do đó mẹ sẽ khó nhận ra. Nếu muốn biết, mẹ hãy kiểm tra tã của bé thường xuyên. 4 chiếc tã ướt đẫm trong một ngày, và nước tiểu có màu nhạt là những dấu hiệu tốt.
Phải làm gì nếu mẹ lo ngại rằng mình đang thiếu sữa?
Hãy đưa bé đến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để kiểm tra. Họ có đủ chuyên môn để thẩm định sức khỏe cho bé cũng như đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp mẹ quyết định nên làm gì tiếp theo.
Phải luôn kiểm tra xem bé đang ngậm núm vú hay đã nhả ra.
Kiếm tra lúc bé đang bú
– Sau một lúc kể từ khi bắt đầu bú, bé sẽ bắt đầu bú và nghiến vú mẹ có nhịp điệu. Sau vài phút, bé dừng bú và chìm vào giấc ngủ ngắn trước khi bú tiếp. Còn nếu như bé ngủ liền ngay sau vài lần bú, hãy đánh thức bé dậy ngay bằng cách vỗ nhẹ, thọt lét bàn chân bé, không bế bé nữa và cởi quần áo bé ra.
– Tìm một người có kinh nghiệm về việc cho con bú để theo dõi, kiểm tra mẹ nếu như mẹ không chắc chắn với hiểu biết của mình.
Cho bú nhiều hơn bình thường trong khoảng vài ngày
Cái chính là ở chỗ sữa mẹ sẽ tiết ra nhiều hơn nếu như bé bú nhiều hơn. Thỉnh thoảng, mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn ngày bình thường trong vòng vài ngày để làm mới bầu sữa và tạo điều kiện để sữa tiết ra nhiều hơn.
Tốt nhất là nên cho bé bú ngay khi bé đang đói (khát sữa). Do đó mẹ nên cân nhắc một lượng vừa đủ sữa mỗi lần bú cho bé.
Nếu sữa của mẹ ít, mẹ cần phải cho bú đều đặn. Điều này rất quan trọng, giúp mẹ tránh được tình trạng cho bé bú không.
Cho bé bú đều cả 2 bên, trở bên nhiều lần. Nếu chỉ cho bé bú 1 bên từ 3 – 4 giờ đồng hồ thì có thể người mẹ sẽ bị thiếu sữa.
Hãy nghỉ ngơi bất cứ khi nào mẹ cảm thấy rảnh rỗi, ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Cho bú dặm khoảng nửa tiếng sau cử bú chính nếu bé chưa no. Bé sẽ được hấp thụ đầy đủ lượng sữa cần thiết. Không những thế bầu vú sẽ được kích thích giúp tiết sữa nhiều hơn.
Nếu bé lười bú hoặc không chịu bú, mẹ hãy tiến hành nặn sửa sau mỗi lần cho bé bú xong. Việc nặn sữa giúp ích rất nhiều trong việc kích thích bầu vú và làm tăng lượng sữa mẹ trong những lần cho bé bú tiếp theo.
Nếu mẹ nào hút thuốc thì tuyệt đối hãy dừng lại hoặc giảm bớt việc này. Hút thuốc có thể làm giảm lượng sữa của người mẹ.
Nếu không có sự chỉ dẫn và lời khuyên từ bác sĩ, các mẹ đừng nên cho bé bú bình nhé!
Nếu bé của mẹ nào đang bú bình mà không thấy đói, có thể bé sẽ không còn muốn bú mẹ. Lượng sữa mẹ sẽ có thể giảm đi trông thấy. Một khi bé đã bú một lượng lớn sữa bình, sẽ rất khó để bé quay trở lại giai đoạn bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Theo www.cyh.com