Mẹ&Con – Theo các nghiên cứu, đối tượng suy thận trên thế giới chủ yếu là người già, tuổi chạy thận trung bình thường tập trung vào những người từ 60 trở lên. Tuy nhiên, điều đáng nói là đối tượng này ở nước ta hiện nay đang ngày càng bị trẻ hóa. Nạn nhân thứ 8 vụ tai biến chạy thận tại Hòa Bình đã tử vong Sốc phản vệ, 6 người chạy thận tử vong Chàng trai Hà Nội yêu cô gái suy thận đã qua đời

Sau sự cố y khoa nghiêm trọng khiến 8/18 bệnh nhân tử vong khi đang chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã khiến không ít người lo sợ. Thực tế, số người bị suy thận đnag có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa và tăng lên. Tại các bệnh viện, không hiếm những bệnh nhân dưới 20 tuổi đã phải gắn mình với máy chạy thận nhân tạo trong nhiều năm liền.

Nguyên nhân gây suy thận

Việt Nam hiện có khoảng 5 triệu người bị suy thận, trong đó khoảng 26.000 người suy thận mạn tính giai đoạn cuối. Ngoài ra, mỗi năm có thêm gần 8.000 ca bệnh mới.

Cao huyết áp, bệnh tiểu đường, viêm cầu thận, thận đa nang… chính là những yếu tố chính gây nên bệnh thận mạn tính. Tuy nhiên, mới đây Tổ chức Y tế thế giới WHO vừa cảnh báo về mối liên quan giữa 2 bệnh lý béo phì và thận. Nếu trước đây chỉ có khoảng 4-6% trường hợp suy thận do đái tháo đường thì hiện nay, con số này đã tăng lên đến 20%. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng thuốc một cách tùy tiện, “vô tội vạ”… cũng là nguyên nhân gây suy thận.

Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, tăng huyết áp và tiểu đường type 2 là nguyên nhân của 2/3 tổng số các ca suy thận, đặc biệt là suy thận giai đoạn cuối. Béo phì có thể gây tổn hại đến chức năng thận trước khi tiểu đường và tăng huyết áp tác động tiêu cực lên thận và là nguyên nhân chính gây ra bệnh về thận.

Hiểu rõ hơn về bệnh suy thận

Đối tượng suy thận ở nước ta đang ngày càng trẻ hóa 5

Bệnh thận mạn tính thường không có triệu chứng rõ ràng cho tới khi bệnh đã ở tình trạng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Bệnh thận mạn tính là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Điều này đồng nghĩa với việc thận không có khả năng loại bỏ các chất thải và suy giảm chức năng kiểm soát lượng nước cũng như hàm lượng muối trong máu và canxi. Đây chính là điều kiện để các chất thải tồn đọng trong cơ thể và gây hại đến sức khỏe. Nguy hiểm hơn khi bệnh thận mạn tính thường không có triệu chứng rõ ràng cho tới khi bệnh đã ở tình trạng nguy hiểm.

Suy thận được chia làm nhiều giai đoạn. Ở các giai đoạn sớm như 1, 2, 3 (A), nếu điều trị tốt sẽ kéo dài thời gian bảo tồn thận, chưa phải chạy thận. Tuy nhiên, ở giai đoạn 4, bắt buộc người bệnh suy thận mạn tính phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

Suy thận – “Kẻ giết người thầm lặng”

Suy thận là căn bệnh không thể điều trị dứt điểm, bệnh nhân cần được chăm sóc suốt đời. Bệnh thận mạn tính được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nhiều người chỉ phát hiện bệnh khi đã bị suy thận ở giai đoạn cuối. Người mắc bệnh nếu muốn kéo dài thời gian sống phải chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, sau thời gian dài phụ thuộc vào máy chạy thận cũng khiến sức khỏe giảm sút rất nhiều.

Phòng ngừa bệnh thận

Đối tượng suy thận ở nước ta đang ngày càng trẻ hóa 6

Bệnh nhân suy thận không tự ý uống các loại thuốc bắc, thuốc nam. (Ảnh minh họa)

– Mọi người nên kiểm soát lượng đường huyết, huyết áp, cân nặng…

– Không mua và dùng thuốc một cách tùy tiện, chỉ được phép sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ.

– Bệnh nhân đái tháo đường, gút, huyết áp tăng… cần đặc biệt chú ý để phòng biến chứng sang suy thận.

– Bệnh nhân suy thận không tự ý uống các loại thuốc bắc, thuốc nam… vì chúng chứa nhiều hàm lượng kali, dẫn đến tăng kali trong máu. Chỉ cần nồng độ kali từ trên 5 mmol/lít là đã gây rối loạn nhịp tim, ngưng tim, thậm chí khiến bệnh nhân tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Tags:

Bài viết liên quan