Mẹ&Con - Hầu hết các trường hợp trẻ bị hóc dị vật là do sự chủ quan và cách xử trí sai lầm của người lớn. Trường hợp của một bé trai 8 tháng tuổi dưới đây lại một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc cha mẹ... 3 bước cơ bản giúp bảo vệ tính mạng của trẻ khi bị hóc dị vật Trẻ bị hóc dị vật: Cách xử lý sai lầm của người lớn Bé gái 7 tuổi nhập viện vì nhét dị vật vào "vùng kín"

Đó là trường hợp của một bé trai 8 tháng tuổi ở Cần Thơ nhập viện tại khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) trong tình trạng toàn thân tím tái, không thể tự thở, nguy hiểm đến tính mạng. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng cho biết, bé không tự thở được mà phải dùng máy thở trong suốt quá trình vận chuyển từ Cần Thơ đến TP.HCM.

Bé trai suýt chết sau khi bị côn trùng bay vào miệng 4

Một số bộ phận của con côn trùng nằm rải rác như phần đầu, thân, cánh.

Theo gia đình, loại côn trùng chui vào miệng bé là con kim quýt, một loại côn trùng cánh cứng, chân cứng rất nguy hiểm khi bay vào đường thở. Khi phát hiện, người mẹ vì quá hoảng loạn, không biết phải xử trí thế nào nên đưa tay vào miệng con để móc côn trùng ra nhưng không móc được. Chỉ vài phút sau thì tình trạng của bé trở nên tồi tệ hơn, bé ho sặc sụa liên tục, cơ thể tím tái…

Có thể nguyên nhân khiến sức khỏe bé trở nên xấu hơn là do cách xử trí của mẹ, càng móc bao nhiêu thì con vật lại càng chui sâu hơn vào trong đường thở. Dựa vào nhận định này, các bác sĩ đã tiến hành dùng các thiết bị soi đường thở, tìm thấy một số bộ phận của con côn trùng nằm rải rác như phần đầu, thân, cánh.

Các bác sĩ cũng cho biết thêm, trước khi chết, con côn trùng đã bò khắp nơi gây tổn thương nghiêm trọng đến khí quản. Hơn nữa, chất axit tiết ra từ con côn trùng đã khiến đường thở bị bỏng và xuất hiện nhiều đàm nhớt.

Các bác sĩ phải tiến hành 2 cuộc phẫu thuật mới bới gắp được toàn bộ các bộ phận của con côn trùng có chiều dài gần 2cm. Rất may là gia đình phát hiện và đưa bé đến bệnh viện kịp thời. Đối với những trường hợp như này, chỉ cần chậm khoảng vài phút cũng có thể khiến bệnh nhân đến gần với “cánh cửa tử thần” nhanh hơn bao giờ hết.

Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi đã được ổn định. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn cho bé nằm viện để được tiếp tục theo dõi sức khỏe cũng như tổn thương phổi của bé. Qua trường hợp này, các bác sĩ nhận định chính cách xử trí sai lầm của người lớn đã khiến con vật chui sâu vào đường thở. Nếu chẳng may gặp phải các tình huống tương tự, bố mẹ cần phải bình tĩnh vỗ lưng, ấn ngực thì dị vật có thể được sặc ra ngoài.

Phương pháp xử lý khi trẻ bị hóc dị vật

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị sặc hoặc bị hóc dị vật, bố mẹ cần tiến hành xử lý theo 3 bước sau:

Bước 1:

Hãy đặt bé nằm úp trên đùi mình. Một tay giữ bé, một tay vỗ mạnh vào lưng bé từ 1-5 cái. Điều này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực bé tăng lên, giúp đẩy dị vật trong cổ họng ra ngoài.

Bước 2:

– Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài.

– Nếu bé trên 3 tuổi, có thể tự đứng vững, hãy đứng phía sau lưng con, vòng hai tay ra trước ôm lấy ngực bé. Tay phải nắm lại, tay trái nắm lấy tay phải, hai ngón tay cái chạm vào dạ dày bé, ấn mạnh, nhanh để dị vật bắn ra ngoài.

Bước 3:

Cuối cùng, sau khi thực hiện các bước sơ cứu ban đầu bạn hãy nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.

Tags:

Bài viết liên quan