Siêu âm nhiều lần ảnh hưởng thai nhi
Lạm dụng siêu âm có thể gây tổn thương đến não bộ của thai nhi. (Ảnh minh họa)
Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy, bà bầu lạm dụng việc siêu âm có thể gây tổn thương đến não bộ của thai nhi. Được biết não bé trai sẽ có nguy cơ tổn thương nhiều hơn và để lại dị tật lâu hơn so với bé gái.
Nguyên nhân là do trong quá trình siêu âm, tia bức xạ có thể nhiều đến mức gây hại cho cả mẹ và con. Thông thường, nếu chiếu liên tục máy siêu âm trong vòng 1 phút sẽ làm tăng thân nhiệt của người mẹ lên khoảng 1-5ºC. Chỉ cần quá 1 phút thì thân nhiệt của mẹ sẽ tăng 5ºC gây tổn thương nghiêm trọng ở não và thành mạch máu của thai nhi.
9 tháng thai kỳ, thai phụ nên siêu âm mấy lần?
Mẹ bầu chỉ nên làm các xét nghiệm và siêu âm theo chỉ định của bác sĩ. (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia và nhà khoa học khuyến cáo rằng, tốt nhất là phụ nữ mang thai chỉ nên khám thai định kỳ, làm các xét nghiệm và siêu âm theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên siêu âm vào những tuần đầu tiên của thai kỳ, trừ khi bạn có dấu hiệu bị chửa ngoài dạ con.
Cơ quan sức khỏe quốc gia Anh cũng đưa ra lời khuyên, thai phụ chỉ nên siêu âm hai lần vào tuần thứ 12 và 20 để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, thực tế có gần 1/3 số phụ nữ mang thai đã siêu âm nhiều lần hơn so với con số đã được chỉ định.
Còn theo Viện Y tế và Chăm sóc Y tế Quốc gia (NICE), thai phụ chỉ nên siêu âm lần đầu và sau đó là một lần khám sàng lọc vào khoảng 18-20 tuần. Đây là những khuyến cáo dựa trên nghiên cứu hiện có và có tính đến tác hại cũng như lợi ích của việc siêu âm. Bất cứ khám nghiệm nào khác ngoài những khuyến cáo này phải được chỉ định lâm sàng và dựa trên nhu cầu của thai phụ và thai nhi.
Lưu ý đối với mẹ bầu trước khi siêu âm
– Trước khi siêu âm, mẹ nên uống nhiều nước, nhịn tiểu.
– Hãy chuẩn bị các câu hỏi, mẹ còn thắc mắc về quá trình mang thai cũng như các dấu hiệu bất thường để hỏi bác sĩ và có lời khuyên thích hợp.