Trẻ nên ăn những gì?
Nhất định phải uống nhiều nước, uống sữa mỗi ngày
Nên hướng dẫn cho con biết từ nhỏ là nước rất quan trọng cho cơ thể và không thể thiếu trong thực đơn cho bé vào lớp 1. Trẻ cần uống nước đều đặn, ngay cả khi không khát. Bạn không nên cho con uống nước đá. Thay vào đó có thể nấu nước sôi để nguội, cho vào bình thủy tinh và để ở ngăn mát tủ lạnh cho trẻ.
Ngoài nước lọc, bạn nên cho trẻ uống sữa đều đặn mỗi ngày. Có thể cho trẻ uống sữa vào bữa sáng hoặc bữa xế. Một số trẻ, do cơ địa riêng không hấp thu được sữa tươi (hễ uống vào thì bị đau bụng, đi ngoài), bạn có thể cho trẻ ăn sữa chua bù vào.
Tránh ăn bữa đói bữa no
Nhiều trẻ chỉ thích một số món nhất định. Khi có món mình thích thì ăn liền tù tì 3-4 chén, đến mức no căng bụng. Trong khi gặp hôm toàn món không thích thì biếng ăn, chỉ chịu ăn lưng chén cơm. Thói quen này hoàn toàn không tốt vì sẽ ảnh hưởng đên dạ dày của trẻ cũng như cơ thể lúc dư chất, lúc thiêu chất, phát triển không đều. Tốt nhất bạn nên dạy con tuân thủ đều đặn khẩu phần hàng ngày.
Ở độ tuổi của con, ngoài ba bữa ăn chính với gia đình thì thực đơn cho bé vào lớp 1 cũng nên có thêm một buổi ăn phụ lúc xế chiều. Bữa xế có thể là một cốc sữa và một chiếc bánh lạt hoặc một chén đậu hũ, một ly sinh tố…
“Từ 6 tuổi, trẻ bắt đầu đi học lớp 1. Các chất dinh dưỡng cung cấp hàng ngày cho trẻ qua thức ăn không chỉ để phát triển về thể chất, mà còn cung cấp năng lượng cho trẻ học tập. Chú trọng đến bữa ăn của con một chút, bạn có thể giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh và phòng chống được rất nhiều bệnh tật” – Bác sĩ Phạm Khuê Anh, bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết.
Để bé có sức khỏe tốt học hành, ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan vấn đè dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Khi tbị ốm trẻ thường chán ăn nên dễ sụt cân và có thể bị suy dinh dưỡng. Bạn cần chế biến bữa ăn loãng hơn, giàu chất ding dưỡng và cho trẻ ăn thành nhiều bữa hơn.
Nhớ là khi trẻ ốm KHÔNG CẦN kiêng khem quá mức các loại thực thẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh. Nhiều bà mẹ hễ con ốm là chỉ cho ăn duy nhất cháo trắng nấu với chút xíu thịt nạc, kèm thêm chút cà rốt, khoai tây thái nhỏ, ăn như thế rất khó đủ chất để hồi phục trở lại. Chỉ cần hạn chế những món chiên xào, khó tiêu, còn lại, vẫn nên tăng cường chất dinh dưỡng cho trẻ như bình thường.
Trong trường hợp bạn không thể nấu cho trẻ quá nhiều món như vậy, thì có thể làm cách “quy đổi” ví dụ như lượng đạm trong 100g thịt nạc tương đương với một lượng đạm nhất định trong cá hoặc tôm. Các mẹ cũng cần khuyến khích trẻ ăn cá nhiếu hơn ăn thịt vì lượng đạm trong cá sẽ tốt hơn cho trẻ.
Hình thành thói quen tốt cho con
Ngay khi trẻ bắt đầu lên 6 tuổi mẹ cần hướng dẫn cho trẻ những thói quen tốt về ăn uống. Có thể khen ngợi khi con làm đúng hoặc giải thích cho con một cách dễ hiểu, đơn giản, thú vị theo kiểu: “Ăn nhiều cá giúp con thông minh, học bài mau thuộc…”
Chú trọng đến bữa sáng
Rầt nhiều người Việt Nam vẫn cho rằng bữa trưa hoặc bữa tối mới là bữa ăn chính. Còn bữa sáng chỉ cần ly sữa hoặc cái bánh nhỏ là được. Có phụ huynh còn cho con tiền để tự ăn quà sáng mà không hề biêt rằng trẻ mê truyện tranh, mê đồ chơi nên để dành tiền mua, nhịn ăn sáng.
Bữa sáng thật ra là bữa ăn quan trọng nhất, được gọi là “bữa ăn của hoàng đế” (nghĩa là bữa ăn cần được chăm chút và ăn nhiều nhất trong ngày). Bạn nên cho trẻ đi ngủ sớm để có thể đánh thức dậy sớm và ăn sáng tại nhà. Bữa sáng cần được chuẩn bị đầy đủ, cho trẻ ăn no, tránh vì đói quá mà ảnh hưởng đến giờ học ở trường.
Xem trên tivi, các chương trình phim truyện nước ngoài, hẳn bạn còn nhớ hình ảnh những cô bé, cậu bé nước ngoài ăn bữa sáng với một dĩa thức ăn to, kèm theo một cốc sữa ngon lành chứ? Đó là thực đơn cho bé vào lớp 1 cần hình thành cho con bạn đấy.
Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ quả
Trẻ thường “ghét” ăn rau nên mẹ cần tập cho trẻ thay đổi thói quen này từ nhỏ. Bé phải ăn tối thiếu một chén canh rau. Mỗi bữa theo đó là một ít các loại rau củ quả chế biến thành món xào, món luộc khác nhau. Ăn nhiều rau sẽ giúp cung cấp cho trẻ nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, tránh táo bón.
Bên cạnh rau củ, mẹ cũng cần cho trẻ ăn thêm sinh tố, uống nước ép trái cây, ăn các loại trái cây trộn với yaourt, trái cây tươi… mỗi ngày. Thói quen này được hình thành sẽ giúp ít rất nhiều cho trẻ mai sau.
Ăn đúng bữa, không ăn vặt, hạn chế bánh kẹo và nưóc ngọt có ga
Điều này không dễ thực hiện vì trẻ rất hay ăn vặt. Nhưng bạn cần hướng dẫn, dạy cho con hiểu, khuyến khích và nhắc nhở con những thói quen này. Gia đình không nên trữ các loại nước ngọt có ga trong tủ lạnh. Không nên đưa trẻ đi ăn các loại thức ăn nhanh, uống nước ngọt có ga vì đó là những thói quen ăn uống xấu, dễ khiến trẻ bị béo phì, thiếu chất.
Bữa ăn gia đình nên được duy trì đúng bữa. Tránh để trẻ thấy cha mẹ người ăn trước, người ăn sau, ăn uống thất thường. Vì như thế, khi bạn nói, trẻ sẽ không còn “tiếp thu” vào nữa.
Tập cho bé ăn nhạt, ăn đa dạng thực phẩm
Các món ăn nhạt sẽ giúp ích cho sức khỏe của trẻ rất nhiều sau này. Nhiều người đến khi lớn tuổi, về già vẫn không sao bỏ được thói quen ăn mặn dù biết rằng như thế rất ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn đã nhìn thấy điều đó thì ngay từ khi trẻ còn nhỏ, hãy tập nấu các món ăn nhạt và tập cho bé quen với khẩu vị này.
Cũng không nên cho bé tập trung chỉ ăn một vài món “ruột” nào đấy. Ăn uông như thế về lâu về dài sẽ rất ảnh hưởng. Để giúp bé tránh “tật” này, bạn hãy cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tập thói quen có bữa ăn phong phú, một món mặn, một món xào và một món canh, mẹ nhé!