Mẹ&Con - Khi nuốt phải hàm lượng cồn lớn, trẻ sẽ bị trúng độc cồn. Biểu hiện đầu tiên là chóng mặt, buồn nôn, thở không đều. Tiếp đến là rối loạn, tai biến và hạ thấp thân nhiệt, thậm chí bất tỉnh và không được cấp cứu kịp thời nguy cơ dẫn đến tử vong là rất lớn. Mẹ suýt hại chết con chỉ vì thói quen quên rửa tay Sự thật đáng ngại về dung dịch rửa tay không cần nước Bạn đã biết rửa tay đúng cách?

Nước rửa tay khô là gì?

Nước rửa tay khô là một loại dung dịch rửa tay dạng xịt hoặc gel. Khi sử dụng, chỉ cần xịt một chút bằng hạt gạo vào lòng bàn tay, xoa đều khoảng 30 giây. Khác với các loại nước rửa tay truyền thống, sau khi sử dụng nước rửa tay khô, người dùng không cần phải rửa lại với nước.

Chính vì sự tiện lợi này, ngày càng nhiều các phụ huynh mua nước rửa tay khô về dự trữ trong nhà cho con sử dụng mà không biết được nguy cơ tiềm ẩn phía sau đó…

Những chất độc và tác hại của nước rửa tay khô

1. Triclosan
Để diệt vi khuẩn, triclosan là thành phần chủ yếu được thêm vào trong nước rửa tay khô. Thế nhưng, theo nghiên cứu thì triclosan có khả năng ngấm qua lỗ chân lông dưới da, xâm nhập vào máu và làm thay đổi nồng độ tuyến giáp cùng hóc môn sinh sản. Hậu quả là hàng loạt tác dụng phụ xảy ra đối với trẻ em như: dậy thì sớm, rối loạn hệ thống nội tiết hay thậm chí là cả vô sinh.

2. Paraben
Ngoài triclosan thì thứ hai là paraben. Đây là một chất bảo quản mỹ phẩm có trong nước rửa tay khô, nó cũng gây ra hàng tá các loại bệnh như rối loạn nội tiết, dị ứng da, niêm mạc, suy giảm hệ miễn dịch, ung thư vú…

Mẹ đã biết nước rửa tay khô có thể làm bé trúng độc chưa? 4

Mẹ đã biết nước rửa tay khô có nguy cơ làm bé trúng độc chưa? (Ảnh minh họa)

3. Chất tạo mùi hương
Kế tiếp là các chất tạo mùi hương. Bên ngoài, hương thơm của chúng đánh lừa khứu giác người sử dụng, nhưng bên trong chúng là hàng trăm các chất hóa học nguy hiểm. Tương tự như trên, các chất hóa học độc hại này cũng gây viêm da, suy hô hấp, dị ứng và ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản.

4. Cồn
Nếu như trong rượu, bia chỉ có từ 5 – 12% cồn mà phụ huynh đã nghiêm túc bắt trẻ em tránh xa thì trong nước rửa tay khô, số lượng cồn chiếm cao nhất lên tới tới 95%. Việc thoa cồn trực tiếp lên da tay gây khô da, nứt nẻ, tạo điều kiện để vi khuẩn vi rút dễ dàng thâm nhập vào cơ thể. Chưa hết, cồn còn gây ngứa ngáy, kích ứng, thậm chí là tái nhiễm vi khuẩn, gia tăng đề kháng của vi khuẩn nếu thường xuyên lạm dụng.

Vì sao trẻ có nguy cơ bị trúng độc khi sử dụng nước rửa tay khô?

Nước rửa tay khô với nhiều hương vị, màu sắc bắt mắt như hương dâu, hương táo, hương chanh… Được làm dưới dạng gel, nên trẻ dưới 2 tuổi rất dễ nhầm lẫn thành kẹo, bỏ vào miệng nuốt.

Khi nuốt phải hàm lượng cồn lớn, trẻ sẽ bị trúng độc cồn. Biểu hiện đầu tiên là chóng mặt, buồn nôn, thở không đều. Tiếp đến là rối loạn, tai biến và hạ thấp thân nhiệt, thậm chí bất tỉnh và không được cấp cứu kịp thời nguy cơ dẫn đến tử vong là rất lớn.

Nước rửa tay khô không diệt sạch vi khuẩn

Tuy có tác dụng diệt khuẩn, nhưng không phải tất cả các loại vi khuẩn đều bị “đánh bại” dưới nước rửa tay khô. Cụ thể đối với các vết bẩn hữu cơ, nước rửa tay khô không thể loại bỏ vết bẩn bám chặt trên da. Các vết dầu mỡ cũng là sự thách thức lớn với nước rửa tay khô. Ngược lại, xà phòng hay nước rửa tay truyền thống có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này, tiêu diệt 60 – 100% các vi khuẩn bởi hầu hết chúng đều bị trôi theo dòng nước.

Sử dụng nước rửa tay khô thế nào là hợp lý?

Không thể phủ nhận mức độ tiện lợi mà nước rửa tay khô mang lại, thế nhưng tuyệt đối đừng cho trẻ lạm dụng loại dung dịch làm sạch này. Để đảm bảo sự an toàn cho bé, mỗi lần sử dụng phụ huynh chỉ nên cho con lấy lượng nước bằng một hạt đậu xanh là đủ để làm sạch hai bàn tay nhỏ nhỏ, xinh xinh. Sau khi rửa tay, chú ý không cho bé đưa tay vào miệng. Đợi một lúc cho cồn trên tay bay hết mới để bé cầm nắm đồ ăn.

Trên thị trường hiện nay cũng xuất hiện những loại nước rửa tay không cồn, hoặc hàm lượng cồn rất ít. Phụ huynh chịu khó quan sát, đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì để tìm cho con loại dung dịch vệ sinh thân thiện nhất nhé!

Tags:

Bài viết liên quan