Mẹ&Con – Không phải mẹ bầu nào cũng may mắn có một thai kỳ bình an cho đến ngày sinh nở. Vì thế, vấn đề là làm thế nào để nhận biết sớm những dấu hiệu nguy hiểm cho bé yêu để kịp thời can thiệp? Hãy nhớ kỹ 4 dấu hiệu Mẹ&Con liệt kê bên dưới nhé! Làm gì khi thai nhi có dấu hiệu bất thường? Trong bụng mẹ, thai nhi cũng bận rộn! Những thay đổi ở bầu ngực khi mang thai

Nôn ói quá nhiều

bau 

Mẹ bầu chớ nên xem nhẹ việc nôn ói quá nhiều. (Ảnh minh họa)

Buồn nôn, nôn là triệu chứng ốm nghén thường gặp ở các bà bầu trong giai đoạn đầu với mức độ khác nhau. Tuy nhiên, nếu mẹ nôn ói quá nhiều, kèm theo đó là các hiện tượng như chóng mặt, môi khô, da nhợt nhạt, sụt cân nhanh chóng, sốt… thì cần phải đi thăm khám bác sĩ ngay. Bởi những dấu hiệu này có thể cảnh báo thai nhi đang gặp vấn đề về sức khỏe. Hơn nữa, việc mẹ nôn ói quá nhiều còn khiến mẹ dễ kiệt sức, mất nước, mất cân bằng điện giải… làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Mất cảm giác căng tức ngực

Mất cảm giác căng tức ngực là một trong những dấu hiệu thai nhi gặp nguy hiểm mà mẹ bầu cần cẩn trọng. Khi mang thai, sự mất cân bằng của các hormone, nhất là hormone progesterone và estrogen sẽ khiến lưu lượng máu vận chuyển đến bầu ngực tăng lên gây ra tình trạng đau, căng tức ngực ở mẹ bầu. Bước vào tháng thứ 2 thai kỳ, bầu ngực của mẹ cũng bắt đầu to dần, nhạy cảm hơn, phần núm ti cũng có màu nâu sẫm để chuẩn bị cho quá trình sản xuất sữa nuôi em bé. Trường hợp mẹ bầu bỗng nhiên mất đi những cảm giác này có thể báo thai nhi đã ngừng phát triển hoặc tệ hơn là chết lưu. Do đó, nếu nhận thấy ngực không còn căng tức, nhạy cảm hoặc mặc áo ngực xộc xệch, mẹ phải lập tức đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Thai máy bất thường

bau 

Thai máy bất thường là dấu hiệu thai nhi gặp nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Những chuyển động, cú đạp của thai nhi khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai trở đi chính là dấu hiệu cho thấy sự sinh tồn của bé. Tùy thuộc vào các nguyên do, bé có thể chuyển động nhiều hoặc ít, nhẹ nhàng hoặc mạnh mẽ. Chẳng hạn, trong điều kiện bình thường, bé sẽ chuyển động ít và nhẹ nhàng. Nhưng nếu ở trong không gian kích thích như khi mẹ đói bụng, ăn uống đồ lạnh, đồ cay nóng… thì bé sẽ chuyển động nhiều và mạnh hơn. Trường hợp bé đột nhiên im ắng hoặc chuyển động mạnh mẽ và liên tục hơn so với bình thường, ví dụ như cử động ít hơn 10 lần/12 giờ hoặc nhiều hơn 40 lần/12 giờ thì đó đều là những dấu hiệu cảnh báo thai nhi đang bị thiếu oxy hoặc đang gặp phải vấn đề “trục trặc” nào đó.

Xuất huyết âm đạo kèm đau bụng

Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu thai nhi gặp nguy hiểm khi cơ thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết âm đạo kèm đau bụng. Khi mới mang thai, mẹ có thể ra một vài đốm máu màu nâu hay hồng nhạt. Tuy nhiên, nếu máu ra kèm đau bụng âm ỉ hay đau nhói từng cơn có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung. Hơn nữa, nếu cơn đau của mẹ xuất hiện ở dọc bụng dưới có thể dọa sảy thai. Đặc biệt, vào giai đoạn cuối thai kỳ, hiện tượng ra máu cũng cảnh báo nhau tiền đạo mà mẹ bầu cần cẩn trọng.

Chúc mẹ có một thai kỳ thuận lợi! 

Tags:

Bài viết liên quan