Mẹ&Con - Nếu như kẹo cao su có đường chứa chất làm ngọt nhân tạo như sorbitol, mannitol dễ gây sâu răng, kích ứng niêm mạc ruột, tiêu chảy… thì kẹo cao su không đường lại chứa axit và chất bảo quản, dễ xói mòn men răng. Cảnh báo nguy cơ chết người từ bả chó có hình kẹo mút Lạm dụng kháng sinh, nội tạng "banh ta lông" Chữa sâu răng bằng các nguyên liệu có sẵn tại nhà

Kẹo cao su khá phổ biến trong đời sống hàng ngày, dễ tìm thấy ở các hàng quán và thu hút mọi lứa tuổi vì có nhiều hương vị khác nhau, giá lại rất rẻ. Chưa kể đến là chúng được ca tụng với những công dụng tuyệt vời như giúp thông mũi, mát họng, hơi thở thơm tho…. Tuy nhiên, đứng trên bình diện sức khỏe, các nhà khoa học cho rằng nhai kẹo cao su liên tục trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tạng. 

4 thành phần nguy hiểm được tìm thấy trong kẹo cao su

1. BHT (butylated hydroxytoluene)
BHT là tên viết tắt của butylated hydroxytoluene, một loại hóa chất liên quan đến độc tính của hệ thống nội tạng, làm tổn thương gan, thận và gây ra tình trạng hiếu động thái quá ở trẻ em, thậm chí có thể dẫn đến ung thư. BHT bị liệt vào danh sách những chất vô cùng độc hại và bị cấm sử dụng ở nhiều quốc gia. Tại Mỹ, người ta tìm thấy hóa chất này trong kẹo cao su và một số thực phẩm chế biến khác.

2. Canxi Casein Peptone (Calcium Phosphate)
Đây là thành phần được sử dụng giống như tác nhân làm trắng. Trước đây, một số trẻ em tại Trung Quốc đã bị ngộ độc bởi hóa chất này.

3. Titanium Dioxide
Ngoài Canxi Casein Peptone , Titanium Dioxide cũng thường thường được sử dụng như một chất làm trắng trong kẹo cao su (trong sô cô la, nó có tác dụng làm mịn). Titanium Dioxide có thể gây ra một loạt các bệnh nguy hiểm như: hen suyễn, rối loạn tự miễn dịch và thậm chí là ung thư, đặc biệt là khi ở dạng hạt nano.

4. Ba zơ
Thực chất, kẹo cao su thường là sự pha trộn “tạp nham” của các chất đàn hồi, chất hóa dẻo, chất độn và nhựa.

Kẹo cao su tàn phá nội tạng con người kinh khủng hơn bạn tưởng 4

Tác hại của kẹo cao su

Với các hợp chất cực độc trên, việc nhai kẹo cao su trong thời gian dài như một thói quen sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột non với sắt, kẽm, chất béo… đồng thời khiến ruột non bị suy thoái, tạo nguy cơ cho nhiều mầm bệnh phát triển.

Khi nhai kẹo cao su, chúng ta thường nhai một bên nhiều hơn bên còn lại. Hậu quả là gây ra sự mất cân bằng cơ hàm, rối loạn phần khớp hàm dưới khiến hàng loạt triệu chứng như co cơ bắp, đau răng, đau tai, đau đầu… tăng cao. Vì thế, bố mẹ không nên cho trẻ em ăn kẹo cao su nhiều, vì hoạt động cơ hàm quá thường xuyên sẽ làm khuôn mặt phát triển không cân đối, thậm chí là còn bị  biến dạng. 

Đừng nghĩ rằng kẹo cao su không đường có lợi hơn kẹo cao su có đường nhé, vì mỗi loại kẹo lại có những… kiểu gây hại khác nhau. Nếu như kẹo cao su có đường chứa chất làm ngọt nhân tạo như sorbitol, mannitol dễ gây sâu răng, kích ứng niêm mạc ruột, tiêu chảy… thì kẹo cao su không đường lại chứa axit và chất bảo quản, dễ xói mòn men răng. Hơn nữa, khi nhai kẹo cao su hơi thủy ngân sẽ được giải phóng, nhanh chóng ngấm vào máu gây oxy hóa các mô, điều này cực kì có hại cho sức khỏe con người.

Sau khi đọc được những thông tin này, liệu bạn có còn vô tư mua kẹo cao su cho người thân, con cái của mình? 

Tags:

Bài viết liên quan