Mẹ&Con – Trẻ em đang ăn những thực phẩm giàu muối như đồ hộp, thức ăn nhanh, bánh snack… ngày một nhiều hơn. Thói quen ăn mặn dẫn đến việc không ít trẻ đối mặt với nguy cơ về tim mạch, thận từ rất sớm. Vì vậy, tập cho trẻ ăn ít mặn hay sử dụng nước mắm ít muối khi nấu ăn là việc các bà mẹ nên làm ngay. Gợi ý 5 món ăn mặn cho bé 2 tuổi măm ngon Sữa chua cho bé tuổi ăn dặm Độc đáo với món ăn kiểu Nhật

Cho con ăn mặn là đang… hại con

Tập cho trẻ ăn ít mặn mẹ nào cũng nên áp dụng 5

Ăn mặn không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)

Trẻ em chính là đối tượng tiêu thụ thực phẩm giàu muối nhiều hơn bất cứ lứa tuổi nào khác. Sở dĩ có tình trạng này là do trẻ thường có xu hướng rất thích các món ăn vặt như snack, xúc xích… hoặc những loại thức ăn nhanh như bánh pizza, gà rán mà không biết rằng trong hương vị đậm đà, mặn mòi của những món ăn hấp dẫn này lại có rất nhiều muối.

Các tổ chức dinh dưỡng ở Anh cho biết, lượng muối trẻ từ 1-6 tuổi ăn trong 1 ngày không nên vượt quá 2g (1/3 muỗng cà phê). Còn theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì trẻ ở tuổi teen cũng chỉ nên ăn tối đa 3,5g muối mỗi ngày (thấp hơn mức cho phép 6g/ ngày của người lớn). Trong khi đó, trẻ hiện đang ăn nhiều gấp 3 lần con số đó hoặc hơn.

Thói quen ăn mặn từ sớm sẽ gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ? Các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh rằng thói quen ăn mặc như hiện nay, nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp, tim mạch và đột quỵ của trẻ khi đến tuổi trưởng thành sẽ tăng đến chóng mặt. Điều đó có nghĩa là chỉ cần bạn kiểm soát được lượng muối trẻ đưa vào người thì sẽ tránh cho con rất nhiều bệnh nguy hiểm. Ví dụ như, chỉ cần giảm được 3g muối/ngày, thì tình trạng cao huyết áp ở tuổi teen và tuổi mới trưởng thành sau này của trẻ sẽ giảm được khoảng 40-60%.

Không chỉ gây hại nghiêm trọng cho tim mạch, thói quen ăn mặn trong thời gian dài cũng ảnh hưởng tới thận của trẻ rất nhiều. Bạn cần biết rằng chức năng thận của trẻ chưa hoàn chỉnh như người lớn. Vì thế, khi cứ phải làm việc trong tình trạng quá tải để thải lượng muối thừa ra khỏi cơ thể, chức năng thận của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Điều đáng sợ là quá trình này xảy ra chậm rãi, từ từ, bệnh là bệnh mạn tính nên cha mẹ không để ý, đến khi phát hiện thì đã quá trễ…

Làm sao giảm lượng muối trong bữa ăn của con?

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, nên xây dựng cho trẻ thói quen ăn nhạt, ít muối ngay từ nhỏ. Bạn cũng nên để tâm đến chai nước mắm trong gia đình. Vốn dĩ nước mắm là “món” mà bất cứ gia đình Việt Nam nào cũng dùng đến. Tuy nhiên, không ít loại nước mắm trên thị trường hiện nay có lượng đạm không cao và lại chứa rất nhiều hàm lượng muối. Nếu không chú ý đến điều này, chỉ giảm bớt lượng muối trực tiếp nhưng vẫn nêm nhiều nước mắm vào các món ăn của trẻ thì kết quả vẫn là… như cũ.

Tags:

Bài viết liên quan