Mẹ&Con - Ngộ độc thức ăn hay còn gọi là trúng thực, là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em vào dịp Tết. Nguyên nhân do trẻ ăn phải những thức ăn bị nhiễm khuẩn hay độc tố của vi khuẩn có chứa trong thức ăn. 7 loại thực phẩm "cấp cứu" nhanh ngộ độc thức ăn 5 thứ gây ngộ độc cho con ngay trong nhà 10 lưu ý hữu ích giúp bạn "thoát" ngộ độc thực phẩm

Sao trẻ dễ bị “trúng thực”?
Nhiều phụ huynh đau đầu về chuyện này. Năm nào cũng vậy, mới mùng một, mùng hai Tết là con đã bị ngộ độc (dân gian quen gọi là trúng thực). Nhẹ thì đau bụng, tiêu chảy, nặng thì nôn ói liên tục, phải nhập viện để “ăn Tết” trong bệnh viện.

Trúng thực? Thật ra, chuyện đó không có gì là khó hiểu. Nếu nhìn lại, các bà mẹ có thể phát hiện ra ngay thức ăn ngày Tết có một điểm “đặc trưng” là đến 80% toàn được chế biến sẵn, dùng trong nhiều ngày. Bình thường, trẻ ăn ngày 3 bữa cơm canh nóng sốt. Đến Tết thì thay bằng lạp xưởng, thịt kho trứng, cá kho (kho đi kho lại), giò chả, bánh tét, bánh chưng…

Thêm vào đó, thức uống của trẻ ngày thường là nước lọc, sữa + nước trái cây. Tết đến, thức uống này lại được “chuyển” thành… nước ngọt, si rô. Đó là chưa kể trẻ sẵn tiền lì xì, dễ lén ăn vặt thoải mái theo ý mình. Rồi đến nhà người quen, mỗi người “mời” trẻ một món khác nhau, phụ huynh không kiểm soát được nữa.

Tết, coi chừng trẻ “trúng thực” 4

Nào bánh, nào kẹo, nào mứt tươi, mứt khô… Tất cả những thứ vừa nêu trên đều là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây ngộ độc nếu không đảm bảo trong quá trình chế biến, bảo quản và sử dụng. Ngay cả những thức ăn đã nấu chín, nhưng để lâu trong nhiệt độ phòng cũng sẽ là môi trường cho vi khuẩn mọc nhanh và sinh tố khá mạnh.

Chỉ cần bạn tưởng tượng chút xíu: Hình dung con bạn đi chơi về, tay chân chưa rửa, mở tủ lạnh bốc ngay miếng chả, miếng nem ba mẹ dọn mời khách còn sót lại “nhóp nhép”. Rồi bốc thêm vài nắm mứt, uống vài ngụm nước si rô. Chừng ấy thôi cũng đủ để trẻ phải đối diện với trúng thực rồi.

Nhận biết tình trạng trúng thực
Sau khi trẻ ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ, nếu bị trúng thực trẻ thường bắt đầu thấy quặn đau từng cơn, buồn nôn hoặc nôn ói rất dữ dội, liên tục. Trẻ cũng có thể bị tiêu chảy nhẹ hoặc tiêu chảy nặng (liên tục nhiều lần). Nếu không được chăm sóc thích hơp, trẻ có thể bị các triệu chứng tiếp theo như hạ đường huyết, rối loạn nước và điện giải. Đặc biệt, nếu thấy trẻ có những triệu chứng như sốt, tiêu chảy ra máu thì phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện vì có thể trẻ đã bị nhiễm trùng, gây tổn thương ruột.

Phụ huynh cần lưu ý là đối với trẻ trúng thực, ngộ độc thực phẩm, việc chăm sóc đúng cách tại nhà có tác động rất lớn. Các bà mẹ cần “thuộc lòng” những cách thức chăm sóc sau:

– Nếu trẻ bị nôn ói hoặc có dấu hiệu buồn nôn, cần nghiêng đầu trẻ qua một bên để tránh hít sặc khi bất chợt buồn nôn.
– Cả hai trường hợp trẻ bị nôn ói hoặc tiêu chảy đều cần bổ sung nước và chất điện giải bị mất. Đừng thấy con nôn nhiều quá, không dám cho con uống nước hoặc không dám cho con ăn gì thêm sẽ càng làm trẻ mất sức, mất nước dẫn đến tình trạng nguy kịch hơn.
– Nếu trẻ còn bú mẹ, bạn nên cho bú mẹ ít hơn nhưng tăng số lượng nhiều lần hơn, cách nhau 30 phút – 1 giờ. Sau 8 giờ, khi trẻ không ói nữa thì cho bú lại bình thường.

Tuyệt đối không nên:

– Không nên mua thực phẩm bán rong cho “tiết kiệm thời gian” ngày Tết.
– Không mua các loại thịt xay sẵn, các loại quả đã gọt vỏ ngâm sẵn để nấu cho trẻ vì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ cao hơn.
– Không mua thực phẩm bày bán ở những nơi mất vệ sinh như gần bãi rác, cống rãnh, công trường xây dựng, chuồng trại chăn nuôi…
– Không nên hâm đi hâm lại một món ăn không hết cho trẻ ăn
– Không nên mua các sản phẩm đóng hộp đã gần sát hạn cuối sử dụng, hoặc bao bì bị nứt bể, bóp méo…
– Không nên cho trẻ ăn nhiều lạp xưởng vì thực chất màu đỏ của lạp xưởng đều có chất phụ gia.
– Không nên cho trẻ ăn bánh chưng, bánh Tét, chả lụa khi thấy trên lớp lá bên ngoài đã nhiễm thuốc.

Theo sự tư vấn của bác sĩ Đào Mỹ Thanh (Trưởng khoa Vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng Tp HCM)

Tags:

Bài viết liên quan