Gừng
Gừng nổi tiếng với việc chữa trị ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa)
Các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, ợ nóng của ngộ độc thực phẩm sẽ nhanh chóng được giải quyết bằng một ly nước gừng ấm. Bởi gừng có thể làm dịu các triệu chứng trên và tính kháng khuẩn của loại củ này còn giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn công.
Tỏi
Tỏi có tính kháng khuẩn, kháng nấm, vi-rút giúp trị các chứng tiêu chảy và đau bụng hiệu quả. Vì vậy, tỏi được biết đến là “thần dược” trị ngộ độc thực phẩm rất tốt. Để chữa ngộ độc thực phẩm với tỏi, bạn hãy lấy 100g tỏi nấu thật sôi cùng với 300ml nước và dùng uống bạn sẽ thấy ngay hiệu quả bất ngờ.
Chuối
Chuối cũng thuộc danh sách thực phẩm trị được ngộ độc hiệu quả (Ảnh minh họa)
Chuối giàu kali, chữa buồn nôn và nôn mửa rất tốt. Ngoài ra, dung nạp chuối vào thời điểm này còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Cam thảo bắc
Đối với trường hợp ngộ độc do ăn thịt hay nấm. Lúc này, cam thảo có khả năng giải độc cho cơ thể rất tốt. Bạn chỉ cần dùng 20g cam thảo với 20g đại hoàng, sắc uống mỗi ngày sẽ đẩy lùi được ngộ độc thực phẩm.
Đậu xanh
Khi bị ngộ độc thực phẩm, uống ngay nước xanh (Ảnh minh họa)
Đậu xanh có tính mát giúp trị ngộ độc thực phẩm. Để giải độc bằng loại thực phẩm này, bạn hãy nghiền sống rồi hòa với nước, dùng uống từng ít một.
Đậu ván trắng
Theo Đông y, đậu ván trắng có tính mát và giải độc, kích thích nôn và tiêu chảy giúp thải các chất độc ra ngoài. Muốn giải độc, bạn dùng 20g đậu ván trắng, 16g hương nhu và 12g hậu phác, sắc lấy phần nước uống.
Củ riềng
Củ riềng cũng là loại thảo dược giúp trị ngộ độc thực phẩm (Ảnh minh họa)
Củ riềng có thể trị các triệu chứng đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy của ngộ độc thực phẩm vô cùng hiệu quả. Bạn hãy dùng riềng ấm, củ gấu và gừng khô với hàm lượng 6g, sắc nhỏ rồi đun uống.
Các bước xử lý nhanh khi bị ngộ độc thực phẩm:
Gây nôn
Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, người bị ngộ độc cần nhanh chóng kích thích dạ dày nôn tất cả các thức ăn ra ngoài. Dùng một ly nước muối pha loãng, sau đó cho người bệnh uống, lấy ngón tay đặt lên lưỡi rồi ép cơ thể nôn thức ăn ra.
Nghỉ ngơi
Sau khi nôn trớ hết thức ăn ra ngoài, người bệnh cần được nghỉ ngơi và có thể ăn, uống một số thực phẩm trên đây để làm dịu dạ dày và giảm cảm giác đau đầu, đau bụng.
Lưu ý: Nếu người ngộ độc sau khi áp dụng hai bước trên vẫn không cải thiện và có dấu hiệu nghẹt thở thì nhanh chóng kéo lưỡi bệnh nhân ra ngoài tránh thụt vào trong gây ngạt, rồi đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để cấp cứu.