Mẹ&Con – Vào dịp Tết, thị trường thực phẩm cực kỳ phong phú với nhiều mẫu mã và màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên, đâu đó vẫn ẩn chứa nhóm thực phẩm ngậm hóa chất cực độc. Khi mua sắm thực phẩm Tết, mẹ nên ghi nhớ những cách nhận biết sau đây. 4 món mứt lạ khiến bạn dễ "phải lòng" trong dịp Tết 2017 Trổ tài làm món mứt khoai lang ngọt bùi đãi khách Bí quyết chọn miến, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương cho ngày tết

Măng khô

măng Măng khô thường được tẩm lưu huỳnh trong quá trình sấy khô. (Ảnh minh họa)

Măng khô thường có mặt trong mâm cỗ của gia đình Việt trong ngày đầu năm. Tuy nhiên, trong loại thực phẩm này lại có chứa lưu huỳnh – thành phần được sử dụng trong quá trình sấy khô để ngăn ngừa ẩm mốc và tạo màu sắc bắt mắt.

Trong khi đó, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì khi sử dụng lưu huỳnh trong chế biến thực phẩm không nên vượt hơn 20mg/kg sản phẩm. Nếu vượt mức cho phép trên, lưu huỳnh sẽ gây tổn thương nhiều bộ phận cũng như các chức năng quan trọng trong cơ thể.

Theo các chuyên gia, măng khô không chứa hóa chất sẽ có màu vàng nâu nhạt, xuất hiện đường vân rõ nét, bề rộng thịt dày, chạm vào không có cảm giác ẩm và còn có thể bẻ gãy. Ngoài ra, măng khô sạch còn giữ được hương thơm đặc trưng. Trong khi đó, măng khô có tẩm lưu huỳnh thường có mùi khét, không bị mốc và màu sắc bóng đẹp, hấp dẫn người mua.

Miến khô

miếnMột số loại miến khô thường được tẩy trắng hoặc nhuộm màu trước khi tung ra thị trường. (Ảnh minh họa)

Miến khô là mặt hàng không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, loại thực phẩm này cũng thường bị nhuộm màu hoặc tẩy trắng bằng hóa chất công nghiệp để giúp thu hút, hấp dẫn người tiêu dùng.

Để tránh mua phải các loại miến ngậm hóa chất độc hại, mẹ nên cẩn trọng trong quá trình chọn lựa. Thông thường, miến sạch không dùng đến hóa chất sẽ có màu trắng đục hoặc xám đen. Còn miến dùng hóa chất để nhuộm hay tẩy trắng sẽ có màu sắc bắt mắt như vàng óng hoặc trắng tinh.

Tôm khôtom

Nhiều gian thương dùng hóa chất độc hại “hô biến” tôm thối thành tôm khô. (Ảnh minh họa)

Ngoại trừ một số địa phương, vùng miền kiêng ăn tôm trong dịp Tết thì ở một số nơi tôm vẫn được xem là món ăn ngon trong ngày đầu năm. Để đáp ứng nhu cầu tôm khô trong dịp Tết, nhiều gian thương thường dùng hóa chất độc hại “hô biến” các loại tôm thối thành tôm khô. Tuy nhiên, chỉ cần tinh ý một chút, bạn sẽ phát hiện ra ngay đâu là tôm sạch, đâu là tôm bẩn.

Màu sắc kém bắt mắt, đuôi tôm có màu hồng, bụng tôm có màu hơi trắng ngà và sống lưng vẫn còn ruột đen là tôm sạch, khô tự nhiên. Nếu tôm có màu tươi, sặc sỡ như màu cam, đỏ hoặc hồng chóe phủ toàn bộ thân tôm thì đây chính là tôm bẩn. Ngoài ra, tôm bẩn do được nhuộm hóa chất nên khi ngâm trong nước một thời gian sẽ bị phai màu ra và không trương nở.

Một số loại hạt

hat 

Một số loại hạt cũng ngậm hóa chất độc hại. (Ảnh minh họa)

Các loại hạt là thực phẩm hầu như gia đình nào cũng có trong dịp Tết. Thế nhưng, một số loại hạt thường được các cơ sở kinh doanh dùng hóa chất để tẩy trắng, nhuộm màu hoặc giữ vị giòn ngon lâu hơn. Chẳng hạn như hạt hướng dương thường được thêm phèn chua có chứa kim loại nặng (nhôm) để giúp giữ độ giòn và hương vị thơm ngon lâu hơn; chất clorin cực độc được sử dụng để tẩy trắng hạt dẻ cười; dùng chất rhodamine B, vốn được dùng để nhuộm quần áo, để nhuộm hạt dưa…

Tags:

Bài viết liên quan