Mỗi tuần mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng. (Ảnh minh họa)
Tác dụng của trứng ngỗng
Giá trị dinh dưỡng có trong 100 gam trứng ngỗng
13 gam protein 14,2 gam lipid
360 mcg vitamin A 71 mg canxi
210 mg phốt pho 3,2 mg sắt
0,15 mg vitamin B1 0,3 mg vitamin B2
0,1 mg vitamin PP
Trứng ngỗng có trọng lượng lớn gấp 3 đến 4 lần trứng gà. Theo y học hiện đại hàm lượng protein có trong trứng ngỗng cao hơn trứng gà đến 13,5% nên đây được xem là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cả mẹ và thai nhi.
Theo quan niệm dân gian, bà bầu ăn trứng ngỗng con sinh ra sẽ thông minh và khỏe mạnh. Cho nên dù ăn trứng ngỗng vừa ngán, vừa nhanh chán nhưng nhiều mẹ bầu vẫn cố gắng ăn cho bằng được. Tuy nhiên, cho đến bây giờ vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh được mối liên hệ giữa việc ăn trứng ngỗng với trí thông minh của trẻ.
Ăn trứng ngỗng đúng cách
Không ai có thể phủ nhận được những lợi ích mà trứng ngỗng mang lại từ nguồn protein dồi dào, nhưng vì lý do đó mà bà bầu ăn trứng ngỗng quá nhiều sẽ khiến cả mẹ và thai nhi gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Bởi trong trứng ngỗng chứa nhiều hàm lượng cholesterol, hàm lượng này còn cao hơn cả trứng gà. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây nên chứng xơ vỡ động mạch. Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều trứng ngỗng sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch.
Thay vì ăn trứng ngỗng theo quan niệm dân gian (bé trai 7 quả, bé gái 9 quả), mẹ bầu chỉ nên ăn 1 quả trứng ngỗng mỗi tuần. Nếu không thích hoặc không ăn được trứng ngỗng, mẹ có thể thay thế bằng trứng gà, vịt (1 quả trứng ngỗng sẽ tương đương với 3-4 quả trứng gà). Đồng thời, mẹ chú ý bổ sung thêm nhiều loại rau xanh, củ quả, thịt cá để cân bằng dinh dưỡng, hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.
Hy vọng những chia sẻ của Mẹ&Con sẽ góp phần giải đáp được phần nào những thắc mắc của mẹ bầu. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh được cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất.