Mẹ&Con – Nhiều mẹ lúng túng và lo lắng khi thấy trên người bé đột nhiên xuất hiện những mẩn đỏ ngứa mỗi khi thời tiết thay đổi. Phải làm gì khi bé bị như thế này? Mời mẹ cùng tìm hiểu với Mẹ&Con. 5 bài thuốc trị ho hiệu quả do dị ứng thời tiết Nhận biết và điều trị kịp thời cảm lạnh ở trẻ sơ sinh khi thời tiết giao mùa Sao trẻ bị nổi nhọt hoài?

Nguyên nhân bé bị dị ứng thời tiết

di-ung 

Bé bị dị ứng thời tiết do hệ miễn dịch còn yếu. (Ảnh minh họa)

Dị ứng thời tiết là một phản ứng của cơ thể khi gặp tác động bất lợi của thời tiết (như trời nóng hoặc lạnh đột ngột). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng dễ bị dị ứng thời tiết nhất. Lý do có thể là vì hệ miễn dịch của bé vẫn còn non yếu, không đủ sức chống chọi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường xung quanh.

Bé bị dị ứng thời tiết thường nổi mẩn đỏ trên da và ngứa ngáy, khó chịu. Vào ban đêm, tình trạng nổi mẩn ngứa của bé còn nặng hơn do sự chênh lệch nhiệt độ.

Điều trị dị ứng thời tiết cho bé

di-ung 

Dị ứng thời tiết khó chữa khỏi hoàn toàn nhưng mẹ có thể giúp bé làm giảm triệu chứng. (Ảnh minh họa)

Thông thường, bé bị dị ứng thời tiết không có cách chữa trị triệt để và sẽ tự khỏi dần khi lớn lên. Tuy nhiên, một vài mẹo nhỏ dưới đây cũng giúp làm giảm những chứng khó chịu cho bé.

– Làm sạch da bé: Khi bé bị dị ứng thời tiết, mẹ nên chú ý làm sạch da bé bằng nước ấm hàng ngày rồi lau nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm. Tuy nhiên, mẹ nên tránh dùng các loại chất tẩy rửa, xà phòng hay các sản phẩm chăm sóc da khác cho bé trong thời gian này. Việc giữ da bé sạch sẽ trong những ngày này là vô cùng quan trọng vì những nơi bị nổi mẩn ngứa sẽ rất dễ bị kích thích với khói, bụi bẩn.

– Làm ẩm da bé: Với thời tiết hanh khô, mẹ nên chú ý giữ ẩm cho da bé mỗi ngày để da không bị khô rát, giúp giảm bớt chứng ngứa ngáy. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không tự ý mua các loại dung dịch, kem, thuốc… khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhé.

– Quần áo thoải mái: Khi bé bị dị ứng thời tiết, mẹ cũng cần cho bé mặc quần áo thoải mái, mềm mại để tránh sự tiếp xúc, ma sát khiến da thêm tổn thương.

– Cắt móng tay cho bé: Ban đêm khi ngủ, tình trạng ngứa ngáy có thể làm bé gãi, gây tổn thương da. Mẹ nên chú ý cắt móng tay hoặc có thể cho bé mang bao tay (dù là bé lớn hay bé nhỏ) trước khi đi ngủ.

– Thực phẩm hợp lý: Trong giai đoạn bé bị nổi mẩn ngứa, mẹ cần hạn chế cho bé ăn các loại hải sản, đồ ngọt, trứng, sữa đặc hay một số thực phẩm dễ gây dị ứng khác. Đồng thời, mẹ đừng quên tăng cường thực phẩm giàu vitamin C (như cam, súp lơ, các loại rau lá xanh, cà chua, đu đủ…) cho bé để tăng sức đề kháng.

Tags:

Bài viết liên quan