Mẹ&Con – Để bé yêu có thể phát triển tốt khi còn trong bụng mẹ và chào đời thật khỏe mạnh, mẹ bầu cần chăm sóc sức khỏe thật chu đáo trong suốt thai kỳ. Trong đó, tuyệt đối tránh 4 yếu tố sau đây, mẹ nhé 8 cách giúp mẹ bầu giữ được tinh thần thoải mái nhất trong giai đoạn mang thai 6 cách “vượt stress” khi mang thai Tăng cường đề kháng khi mang thai

Tiếng ồn

thai-nhi

Thai nhi cũng bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. (Ảnh minh họa)

Ốc tai và tai của thai nhi hình thành từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28 của thai kỳ. Trong thời gian này, bé đã bắt đầu nghe được âm thanh từ thế giới bên ngoài. Nếu phụ nữ mang thai thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn thì nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, dị tật thai nhi hay thai nhi mất độ nhạy thính giác cũng sẽ cao hơn. Bởi tiếng ồn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng của người mẹ, làm ăn uống giảm sút khiến thai nhi khó nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trong một cuộc khảo sát gần đây, các nhà khoa học Hoa Kỳ còn cho rằng những sản phụ sống ở khu vực gần sân bay có tỷ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh tăng từ 0,8% đến 1,2%. Các dị tật phổ biến là biến dạng cột sống, dị tật ở phần bụng và não. Bên cạnh đó, không chỉ thai nhi bị ảnh hưởng mà thai phụ còn dễ căng thẳng, nóng tính, đau đầu và mất ngủ nhiều hơn những mẹ mang thai sống nơi yên tĩnh.

Mẹ trầm cảm

Một số nghiên cứu cho thấy, mẹ mang thai có dấu hiệu của trầm cảm như thường xuyên ưu phiền, lo âu sẽ làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi, nhận thức và tính cách của bé khi chào đời. Em bé sinh ra từ người mẹ bị trầm cảm sẽ có tính khí xấu, dễ kích động, khó chịu, hay khóc lóc, giảm tập trung, thậm chí còn bị tự kỷ và tăng động.

Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, các mẹ thường khó tránh phải sự lo âu, chán nản hay một số cảm xúc tiêu cực khác. Do đó, mẹ có thể không điều chỉnh được cảm xúc của mình trong vài trường hợp, nhưng không lo âu căng thẳng quá thường xuyên. Trong suốt thời gian mang thai, mẹ cố gắng duy trì và nuôi dưỡng tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực. Nếu cần thiết, mẹ nên trao đổi với bác sĩ, chuyên gia tâm lý để giải quyết vấn đề của mình.

Thú cưng trong nhà

mang-thai

Cân nhắc việc nuôi thú cưng trong nhà khi mang thai. (Ảnh minh họa)

Khi nuôi thú cưng trong giai đoạn mang thai, mẹ cũng cần hết sức lưu ý, đặc biệt là với loài mèo và phân của chúng. Do trong phân của con vật này có chứa ký sinh trùng toxoplasmosis, làm tăng khả năng dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy, nếu gia đình bạn đang nuôi mèo, hãy chú ý làm vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đồng thời rửa sạch tay với xà phòng sau khi chơi đùa với chúng.

Ngoài mèo, một số vật nuôi trong nhà khác như chó, chuột, chim… cũng nên cẩn trọng khi tiếp xúc. Tốt nhất là mẹ nên tạm ngừng nuôi chúng trong thời gian mang thai để ngăn ngừa một số nguy hiểm có thể xảy ra cho bé.

Bức xạ

Mẹ bầu tiếp xúc với bức xạ chẳng hạn như X-quang hay chụp cắt lớp vi tính (CT) thường đối mặt với nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu hay thai nhi chậm phát triển tinh thần. Tuy nhiên, mức độ tác động của bức xạ còn phụ thuộc vào tần suất, liều chiếu xạ và tuần tuổi của thai nhi. Liều bức xạ và tần suất càng cao thì nguy cơ thai nhi gặp vấn đề càng lớn.

Chính vì vậy, trước khi tiến hành chụp X-quang hay CT, bạn nên nói cho bác sĩ biết mình mang thai để họ làm các xét nghiệm cần thiết hoặc áp dụng những biện pháp bảo vệ, che chắn.

Tags:

Bài viết liên quan