Mẹ&Con – Những con nhện “không mời mà tới”, ẩn nấp trong quần áo hay đồ chơi của trẻ có thể gây thương vong ngay trong chính ngôi nhà của bạn. Đã từng có nhiều trường hợp trẻ bị hoại tử da, thậm chí là tử vong… vì nhện cắn. Các bước sơ cứu nhanh khi trẻ bị nghẹn, đuối nước và chó cắn Bé gái 13 tháng tuổi bị bạn cắn chi chít trên lưng nhà trường lên tiếng: "Chúng tôi đã làm hết trách nhiệm" Mẹ vừa ra khỏi nhà 10 phút, con gái 2 tháng tuổi bị chó hoang cắn rách mặt

Tử vong vì… nhện cắn

Bị nhện nhà cắn, trẻ phải đối mặt với "tử thần" 5

Cậu bé đến từ Mỹ tử vong chỉ sau 2 tuần bị nhện cắn.

Vào hồi tháng 11-2014, cậu bé 5 tuổi đến từ bang Alabama (Mỹ) tử vong sau khi bị một con nhện nâu trong nhà cắn vào vai. Cũng tại Mỹ, trường hợp của cậu bé có tên là Keith Pierce tử vong chỉ sau 2 tuần bị nhện cắn. Cậu bé bị nhiễm khuẩn nặng do biến chứng từ vết thương nhện cắn.

Hay trường hợp của cô bé Abbie Kinnaird (8 tuổi) người Anh, bị một con nhện từ trần nhà tắm sà xuống cắn vào tay, để lại một lỗ nhỏ trên mu bàn tay. Ban đầu vết cắn chỉ là một đốm đỏ, dần dần nó sưng tấy, gây cảm giác đau đớn rồi chuyển thành màu đen và nhanh chóng bị hoại tử. Gia đình ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện. Tại đây các bác sĩ thông báo rằng, bé phải ghép da, cắt bỏ toàn bộ chỗ thịt bị hoại tử màu đen rồi ghép da cho bằng phẳng trở lại.

Ở Việt Nam, tuy chưa xảy ra trường hợp thương tâm nào do nhện cắn nhưng để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, bố mẹ nên thường xuyên hút bụi, dọn dẹp và quét sạch mạng nhện trong nhà.

Nhện cắn – “độc không tưởng”

Bị nhện nhà cắn, trẻ phải đối mặt với "tử thần" 6

Nhện nâu là một trong những loài nhện độc. (Ảnh minh họa)

Nhện nâu là loài nhện khá độc. Khi bị cắn, vết thương sẽ rất đau buốt. Tuy nhiên, nọc độc của chúng chỉ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi vết thương bị nhiễm trùng. Đặc biệt đối với trẻ em dưới 10 tuổi có nguy cơ tử vong cao khi bị loài nhện nâu cắn. Lý do là vì sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu, vi khuẩn dễ tấn công khiến vết thương bị nhiễm độc.

Xử lý vết thương khi bị nhện cắn

– Rửa sạch vùng da bị nhện cắn bằng xà phòng để làm sạch và ngừa nhiễm trùng.

– Dùng túi đá lạnh chườm lên vết cắn khoảng 20-30 phút để giảm cơn đau và giảm sưng.

– Theo dõi vết cắn trong vòng 24 giờ đồng hồ. Nếu sau vài ngày mà vết cắn vẫn không hề bớt sưng, bớt đau thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Tags:

Bài viết liên quan