Mẹ&Con – Trẻ nhỏ rất hiếu động, ưa khám phá nhưng lại chưa ý thức được những nguy hiểm đang rình rập xung quanh. Trong khi đó, vì nhiều lý do khác nhau người lớn lại chính là nguyên nhân của những tai nạn này. Chăm sóc vết bỏng cho con như thế nào? Bị chảo mỡ nóng đổ vào người, bé 2 tuổi bỏng 75% cơ thể Cách sơ cứu gấp khi con bị bỏng

Bỏng là một trong những tai nạn nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Quá trình chữa trị lại lâu dài, tốn kém, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề,  thậm chí là gây tử vong cho trẻ. Theo thống kê hàng năm trên thế giới, tai nạn bỏng chiếm số lượng hàng đầu trong những loại tai nạn xảy ra tại nhà ở trẻ em. Cụ thể, tỷ lệ trẻ bị bỏng chiếm từ 40-60% số người bị bỏng. Tai nạn bỏng cũng là nguyên nhân đứng thứ hai gây tử vong ở trẻ.

Trẻ phải chịu đau đớn về thể xác

Tai nạn bỏng ở trẻ nhỏ, nỗi đau khó có thể chữa lành 4

Bé Thảo My (17 tháng tuổi) bị bỏng 51%. 

Mới đây nhất là vụ việc của bé Thảo My, 17 tháng tuổi quê ở Nam Định bị bỏng 51%, sốc bỏng nặng do ngã vào nồi canh nóng. Được biết, sau khi nồi canh vừa sôi, mẹ cháu bé đặt ở góc nhà và mở vung ra cho canh nguội. Thế nhưng trong lúc chơi đùa với con mèo ở gần đó, bé My không may bị sẩy chân ngã vào nồi canh. Một trường hợp tương tự của bé gái 5 tuổi ở Hà Nội cũng bị ngã vào nồi canh nóng khiến phần mông bị bỏng nặng.

Trên đây chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp trẻ bị bỏng cũng chỉ vì sự bất cẩn của người lớn. Sự việc xảy ra không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe hiện tại và sau này của trẻ mà còn khiến trẻ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý trầm trọng.

Vì thế, các bậc làm cha mẹ xin hãy hết sức cẩn thận khi trông chừng trẻ nhỏ và tuyệt đối cách ly con khỏi khu vực có thể gây nguy hiểm. 

Phòng chống tai nạn bỏng ở trẻ nhỏ

Độ dày da của trẻ mỏng hơn da người lớn, cộng với sức chịu nhiệt kém nên lúc trẻ bị bỏng sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề. Để tai nạn thương tâm này không xảy ra trong gia đình mình, bạn nên: 

– Thường xuyên trông nom trẻ, không chủ quan vì tai nạn bỏng có thể ập đến bất cứ lúc nào.

– Để các vật dụng nóng sôi, các chất dễ cháy, các chất dễ phát sinh lửa, đồ điện ở nơi an toàn và ngoài tầm với của trẻ nhỏ.

– Kiểm tra độ nóng của nước trong các bồn tắm cho trẻ nhỏ, tuyệt đối không để trẻ tự vặn vòi nước nóng.

– Trông chừng và nghiêm cấm trẻ đùa nghịch hoặc đến gần các vật gây bỏng như nước sôi, bếp lửa, phích cắm điện…

– Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, đặt bếp lò ở chỗ cao ngoài tầm với của trẻ. Không cho trẻ chơi, nô đùa khu vực phòng bếp.

– Sử dụng phích nước sôi an toàn, vỏ phích đựng nước sôi phải được làm bằng nhựa, có nắp xoáy và để trong hộp gỗ

– Không cho trẻ tiếp xúc với diêm quẹt, bật lửa và các vật dễ gây cháy như xăng, ga, cồn…

Cách sơ cứu khi trẻ bị bỏng

Mỗi ngày tại Việt Nam, có gần 180 trường hợp trẻ bị bỏng. Trong đó có hơn 83% các ca bỏng do nước sôi và thức ăn nóng. Đa phần các tai nạn xảy ra tại nhà.

– Dùng nước mát dội nhẹ nhàng và liên tục lên vết thương trong vòng 15-20 phút.

– Cởi bỏ quần áo trước khi phần bỏng sưng lên hoặc dùng kéo cắt bỏ lớp quần áo dính vào vết bỏng.

– Không được lấy bất cứ vật gì bám trên vết bỏng.

– Băng nhẹ vùng bị bỏng bằng vải hay gạc sạch, tránh làm vỡ nốt phồng và không dùng băng dính băng vết bỏng.

– Sau đó lập tức đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý vết thương kịp thời.

Tags:

Bài viết liên quan