Nhắc đến chuyện con đi mầm non là chị Hương Giang (quận Tân Bình) cảm thấy “hãi hùng”. Cu Bon nhà vừa đi học khoảng 1 tháng nay mà phải đi bác sĩ đến 4-5 lần. Với tuần suất bệnh dày đặc chị đâm nản, chỉ món muốn cho con ở nhà với bà cho “yên chuyện”. Câu chuyện của gia đình chị Giang có thể cũng là nỗi lo của nhiều gia đình hiện nay khi con bắt đầu đến trường đi học. Để bố mẹ yên tâm cho trẻ học tập, khám phá đến trường, Mẹ&Con đã chuẩn bị cho mẹ bài viết dưới đây:
1. Vì sao trẻ hay bị ốm khi đi mẫu giáo?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ốm khi đi học, nhất là những bé mới bắt đầu học năm đầu tiên. Nguyên nhân được đề cập trước hết đến chính là việc thay đổi môi trường sống một cách đột ngột. Việc con rời xa ngôi nhà thân yêu, hòa mình vào môi trường sinh hoạt, học tập có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con. Nếu bé trẻ có sức đề kháng tốt, mọi việc có thể sẽ dễ dàng hơn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, với những trẻ có hệ miễn dịch quá nhạy cảm, thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp… sự thay đổi này chắc chắn sẽ khiến cơ thể bé trẻ gặp rất nhiều áp lực.
Ở trường, con sẽ cùng ăn chung, ngủ chung, chơi chung với các bé khỏe mạnh, bé đang bệnh, vừa khỏi bệnh và cả bé trong giai đoạn ủ bệnh nên khả năng truyền bệnh cho nhau là vô cùng cao, nhất là các bệnh dễ lây qua đường hô hấp, tiêu hóa….
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác khiến trẻ đến trường thường dễ mắc bệnh hơn ở nhà là do trẻ ít được chăm sóc chu đáo như chỉ có mẹ và trẻ, bà và trẻ. Chưa hết, khi mới đến trường trẻ thường lo lắng, khóc nhiều, sang chấn tâm lý… nên dễ bị mệt mỏi, kém vui nên và cũng dễ mắc bệnh hơn so với bình thường.
Trẻ em giai đoạn đầu đi mẫu giáo thường hay mắc các bệnh lặt vặt như ho, cảm, sổ mũi…
2. Tăng cường hệ miễn dịch cho bé yêu
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ được hình thành từ khi con còn ở trong bụng mẹ. Ban đầu, con nhận được kháng thể một cách “thụ động” do mẹ truyền sang nhau thai. Khi con chào đời, mẹ vẫn tiếp tục giúp con tăng cường khả năng chống lại bệnh tật bằng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ nên cần khuyến khích người mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, trẻ bú mẹ thường rất ít bị rối loạn tiêu hóa vì sữa mẹ rất an toàn, nhiều kháng thể và rất phù hợp với sự tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, khi con bắt đầu lên 6 tháng tuổi, sự “trợ giúp” từ mẹ bắt đầu không còn đạt mức tối ưu vì lượng kháng thể được truyền qua sữa mẹ suy giảm, khiến trẻ dễ nhiễm bệnh hơn.
Bắt đầu từ cột mốc này, bé cần được tăng cường dinh dưỡng và hỗ trợ từ bên ngoài để bắt đầu quá trình hoàn thiện khả năng đề kháng một cách chủ động. Mẹ cần cho trẻ ăm dặm đúng cách, đúng thời điểm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (khi trẻ tròn 6 tháng tuổi) bằng các loại thức ăn phù hợp theo từng lứa tuổi của trẻ sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh.
Hệ thống miễn dịch tại chỗ của ruột chỉ thật sự hoàn thiện sau 12 tuổi. Chủ yếu nhờ sự phát triển của hệ bạch huyết nằm trong mảng Peyer, hạch mạc treo và các tế bào lympho ở ruột. Đến trước 6 tuổi, hệ miễn dịch còn non yếu của con sẽ trải qua rất nhiều thử thách để ngày một hoàn chỉnh hơn.
Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2-5 tuổi, lứa tuổi trẻ phải đến trường mầm non, tiếp xúc với nhiều virus, vi khuẩn… mẹ nên cần nên trẻ dễ bị bệnh như bố mẹ thường thấy trong những ngày đầu đến trường.tạo cho trẻ thói quen giữ vệ sinh cá nhân tốt, nhất là thói quen rửa tay sạch sẽ đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi chơi đùa. Ngoài ra, cần thực hiện việc tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi mỗi 6 tháng 1 lần, nhằm giảm những tác hại do nhiễm giun gây ra trong đó có tình trạng rối loạn tiêu hóa. Những trẻ bệnh phải điều trị kháng sinh thường xuyên có nguy cơ mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến suy yếu chức năng miễn dịch.
3. Dinh dưỡng hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Trong độ tuổi đến trường, trẻ vận động rất nhiều nên cần được bổ sung dinh dưỡng kịp thời và cân bằng để giúp con đầy đủ năng lượng và có sức đề kháng tốt nhất, chống lại bệnh tật. Hãy cố gắng đảm bảo duy trì chế độ ăn cho trẻ ăn, tăng sự thèm ăn bằng những món hợp khẩu vị trong thời gian trẻ bệnh và chú ý cho trẻ ăn bù kéo dài từ 2 – 3 tuần sau mỗi đợt bệnh để trẻ lấy lại sức. Dưới đây là những thực phẩm đặc biệt quan trọng cho quá trình tăng sức đề kháng cho con:
Thịt cá
Ngoài việc cung cấp chất đạm, nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp cho đảm bảo việc duy trì các chức năng của cơ thể, thịt cá còn mang đến nguồn khoáng chất quan trọng như kẽm, selen, axit béo Omega-3 giúp các tế bào bạch cầu luôn khỏe mạnh. Nhờ đó, việc nhận diện và tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus có hại cũng trở nên hiệu quả hơních cho sự phát triển tối ưu của hệ miễn dịch trẻ, chống viêm nhiễm.
Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt heo): là những nguồn cung cấp chất đạm, vitamin và các khoáng chất như sắt, kẽm. Các loại cá, hải sản : thường có hàm lượng rất cao khoáng chất kẽm, iốt, selenium, những yếu tố cần thiết cho việc sản xuất và hoạt hoá hóa những tế bào của hệ miễn dịch.
Theo nhu cầu chất đạm khuyến nghị, ước tính mỗi ngày trẻ 2-5 tuổi nên tiêu thụ tổng cộng khoảng150-200g thịt cá các loạiTheo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bố mẹ có thể cho trẻ tiêu thụ khoảng 200 gam thịt, cá mỗi ngày để cung cấp nguồn khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm động vật có vỏ như hàu, tôm, cua, sò, dầu hạt lanh, quả óc chó… giúp các tế bào bạch cầu luôn làm việc hiệu quả.
Sữa chua
Các nhà khoa học chứng minh rằng có 70% tế bàohệ thống miễn dịch tồn tại trong đường ruột. Để duy trì và phát huy chức năng miễn dịch này, cần kích thích sự sản xuất kháng thể IgA , đảm bảo chức năng bình thường của hàng rào bảo vệ ruột, tạo ra những màng nhầy và những chất chống lại vi sinh vật để ngăn ngừa nhiễm trùng một cách chủ động. Trong đường ruột, sự chiếm lĩnh của những vi khuẩn có lợi (probiotics) đã bắt đầu từ trước khi trẻ được sinh ra và chúng tồn tại được tùy thuộc ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Vì thế, việc bổ sung men vi sinh từ sữa chua vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp con được cung cấp đầy đủ probiotic, là cách trợ giúp hệ vi sinh đường ruột tự nhiên chống lại bệnh tật chủng vi khuẩn tốt tồn tại trong đường ruột, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, góp phần giữ cho sức đề kháng của con đạt ở mức cao nhất.
Ngoài giờ học, bố mẹ có thể bổ sung các sản phẩn sữa lên men hoặc 1-2 thìa sữa chua cho con trong bữa sáng hàng ngày vừa để tăng cường hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột, vừa giúp phát triển hệ vi sinh vật có lợi ở dạ dày trong đường ruột, vừa giúp bé khỏe mạnh và ăn uống ngon miệng hơn.
Bên cạnh sữa chua và các chế phẩm từ sữa, bố mẹ có thể cung cấp các loại thực phẩm giàu probiotic cho con như bơ, dưa bắp cải… vào chế độ ăn uống hàng ngày để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của con làm việc hiệu quả.
Trái cây
Bên cạnh việc cung cấp chất đạm, chất béo, tinh bột… cho các nhu cầu vận động hàng ngày của trẻ, bố mẹ đừng quên trái cây, một trong những nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng dồi dào, giúp hệ miễn dịch làm việc hiệu quả, chống lại bệnh tật khi con đang ở độ tuổi đến trường.
Với hàm lượng vitamin C cần thiết mỗi ngày là 70-100mg, bạn có thể bổ sung cho bé các loại trái cây họ cam, chanh, bưởi, quýt trong khoảng 1 chén trong mỗi suất ăn. Nếu không tiện cho việc ăn tươi, bạn có thể dùng chế biến thành các loại nước giải khát, pha thêm một 1-2 thìa mật ong để bảo vệ và nâng cao sức khỏe của trẻ mỗi ngày.
Rau củ
Khi đề cập đến việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ, ngoài vitamin, nhiều bậc phụ huynh sẽ nghĩ đến việc tăng cường các khoáng chất cần thiết như sắt, canxi, phốt pho… giúp cơ thể bé hình thành chiếc “áo giáp” chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Chế độ ăn nhiều rau quả cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp cho đường ruột khỏe mạnh và tăng cường miễn dịch. Đặc biệt, các loại loại rau màu xanh đậm như rau bó xôi, rau dền, súp lơ xanh, củ quả màu vàng cam, màu đỏ như khoai lang, bí đỏ, cà rốt, cà chua, gấc, dâu tây… có hàm lượng cao những sinh tố C, A, chất beta caroten và nhiều hợp chất chống oxy hóa khác có khả năng trung hòa những gốc tự do, bảo vệ màng tế bào giúp tăng cường khả năng chống bệnh tật.
Các loại rau có màu xanh đậm được khuyến cáo cho trẻ tuổi đến trường là rau bó xôi (rau bina), rau dền, rau cải, súp lơ xanh, măng tây… Bên cạnh đó, các loại củ quả cần được bổ sung là cà rốt, khoai lang, cà chua, nấm… Theo khuyến cáo của BBC, số lượng các loại rau củ quả cho một bữa ăn của trẻ bằng với kích thước lòng bàn tay của người lớn là hợp lý.
Mẹ có thể nghĩ ra nhiều cách chế biến đa dạng như hấp, luộc, xào, nấu canh hoặc nấu súp để con luôn cảm thấy ngon miệng và kích thích con ăn được nhiều hơn.
Ngũ cốc
Các loại hạt, đậu và ngũ cốc rất giàu chất xơ, vitamin A, B2, B6, C, kẽm, selen và các axit amin thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch một cách hiệu quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ ăn ngũ cốc thường xuyên không chỉ cải thiện cơ nhai của răng miệng mà còn giúp bé nạp đầy đủ dưỡng chất, khỏe mạnh và vui vẻ hơn.
Khi cho con dùng ngũ cốc, mẹ chú ý chọn loại 100% ngũ cốc nguyên hạt, không có chất béo, bổ sung ít hơn 4g đường và 480 mg natri để con không bị béo phì và tiêu hóa một cách dễ dàng hơn.
Mách mẹ: Những lưu ý để con có hệ miễn dịch khỏe mạnh
Hệ miễn dịch con khỏe – mẹ vui. Ảnh minh họa
– Ngủ đầy đủ và ngon giấc là điều cốt yếu đảm bảo sự phát triển sức khỏe, tâm sinh lý và hệ miễn dịch của trẻ. Mỗi ngày, trẻ sơ sinh cần được ngủ 18 tiếng, trẻ nhũ nhi cần 13-14 tiếng, trẻ từ 1-3 tuổi cần 12-13 tiếng, trẻ từ 4 đến 6 tuổi cần khoảng từ 10 đến 12 tiếng. Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ sẽ có lợi cho sức khỏe của trẻ. Cho trẻ ngủ sớm trước 21 giờ mỗi ngày và ngủ 12-14 tiếng/ngày đối với trẻ độ tuổi mẫu giáo
– Giữ Vệ sinh cá nhân và môi trường, chăm sóc răng miệng, mũi họng hàng ngày và thường xuyên lau dọn, sát khuẩn đồ chơi của trẻ. Tránh xa khu vực nhiều tiếng ồn và khói thuốc, tránh thay đổi môi trường nóng lạnh đột ngột đối với trẻ…
– Vận động hợp lý là một biện pháp tăng khả năng phòng chống bệnh tật ở trẻ. Tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ, nhất là những nơi có môi trường trong lành, phơi nắng 20 phút vào mỗi buổi sáng. Tránh xa khu vực nhiều tiếng ồn và khói thuốc.
– Khi trẻ bệnh, không được dùng thuốc kháng sinh khi chưa có sự đồng ý của các bác sĩ để tránh bị “nhờn” thuốc, khiến việc chữa bệnh ngày một khó khăn.
– Chú ý trong chế biến thức ăn đa dạng, tránh nấu quá nhiều nguyên liệu vào cùng một món hay nấu một lần ăn nhiều bữa khiến thức ăn dễ mất chất, không còn thơm ngon làm trẻ chán ăn, thiếu dinh dưỡng.
– Trẻ 6-36 tháng tuổi nên được bổ sung vitamin A liều cao dự phòng theo chiến dịch định kỳ 2 lần trong năm, vào ngày 1 – 2/6 và tháng 12 hàng năm.
– Trẻ bị áp lực căng thẳng thường xuyên rất dễ bệnh, do đó cần cho trẻ thoải mái, vui chơi tự do, âu yếm vuốt ve, thương yêu trẻ…
– Nghiêm túc thực hiện việc tiêm chủng để cơ thể có kháng thể chống lại bệnh tật, nhất là các bệnh bắt buộc theo lịch tiêm chủng định kỳ và tiêm thêm các bệnh nguy hiểm như viêm gan, viêm não, thủy đậu…vắc-xin phòng ngừa các bệnh có nguy cơ mắc khi có dịch như: quai bị, viêm não màng não, thủy đậu…
Mách mẹ: Những trẻ có đề kháng kém
– Sinh non trước 37 tuần và có cân nặng khi chào đời dưới 2,5kg
– Không được bú sữa mẹ hay bú mẹ ít hơn 6 tháng
– Mắc các chứng bệnh bẩm sinh và phải thường xuyên dùng kháng sinh
– Thiếu ngủ và không được vận động ngoài trời, dưới ánh nắng mặt trời
Theo sự tư vấn của TS.BS Phan Nguyễn Thanh Bình