Mẹ&Con – Vì sao chúng ta phải thay đũa dùng trong gia đình định kỳ 6 tháng? Câu trả lời sẽ có dưới bài viết này giúp bạn triệt đường của các căn bệnh nguy hiểm đi vào từ miệng đây! Ngưỡng mộ tình yêu của cặp 'đôi đũa lệch': 'Chú Lùn' nghèo khó vẫn cưới được vợ xinh đẹp Đậu đũa cuộn thịt đẹp mắt, đưa cơm Không dùng đũa đang ăn gắp cho người khác

Nên chọn loại đũa nào?

Hãy thay đũa 6 tháng/lần, mẹ nhé! 6

Đừng quên àm sạch đũa định kỳ hàng tuần. (Ảnh minh họa)

Đũa tre, đũa trúc

Bạn có thể chọn loại đũa có nguồn gốc tự nhiên được làm từ tre hoặc trúc, vừa an toàn lại không biến dạng khi gắp phải thức ăn nóng.

Tuy nhiên, đũa tre sẽ khó bảo quản, đặc biệt là trong môi trường ẩm thấp. Vì thế, nếu bạn dùng đũa trong thời gian quá lâu sẽ sinh ra nhiều loại nấm mốc, gây tiêu chảy, thậm chí là bệnh ung thư gan. Vì vậy, để sử dụng đũa đúng cách sau khi dùng bạn nên rửa sạch, lau khô bằng vải, rồi để vào ống đựng đũa thoáng khí.

Đũa màu sắc

Đũa màu sắc rất dễ bị nhiễm độc. Bởi lẽ lớp sơn màu sắc trên bề mặt đôi đũa dễ bị bong tróc, khi gặp một nhiệt độ nhất định sẽ phân hủy và lẫn vào thức ăn. Các loại hóa chất tạo màu và tạo độ bóng này hoàn toàn có thể gây hại đến sức khỏe của gia đình bạn.

Đũa gỗ

Đũa gỗ sau khi được khoác lên một lớp sơn trên bề mặt sẽ tồn dư nhiều kim loại nặng và các thành phần gây hại khác. Khi sử dụng khoảng một năm trở lên, những chất này sẽ thâm nhập vào cơ thể gây hại cho dạ dày và nhiều cơ quan khác.

Vì lẽ đó, khi chọn đũa gỗ, bạn nên ưu tiên loại có màu gỗ tự nhiên, không quá bóng bẩy sẽ an toàn hơn khi sử dụng.

Đũa dùng một lần

Đũa dùng một lần được sử dụng phổ biến trong các quán ăn, hàng quán bán thức ăn vỉa hè… Với loại đũa này, nhà sản xuất thường lạm dụng các chất hóa học như biphenyl và hydrogen peroxide để tẩy trắng, chống mốc. Trong đó chất biphenyl có nguy cơ phá hủy phổi, dạ dày và tuyến tụy. Nếu tiếp xúc với chất độc hại này dù trong thời gian ngắn cũng có thể gây hại cho gan, tuyến giáp…

Thời gian bảo quản dài nhất của loại đũa dùng một lần là 4 tháng.

Đũa nhựa

Hãy thay đũa 6 tháng/lần, mẹ nhé! 7

Sau khi rửa sạch, để đũa ở vị trí khô ráo và thoáng khí. (Ảnh minh họa)

Tuy có vẻ ngoài bắt mắt, nhiều màu sắc nhưng đũa nhựa lại không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đa phần đũa nhựa thường được làm từ nhựa melamine và nhựa ABS. Do vậy, chúng dễ bị biến dạng khi chiên xào và thải ra các chất bột nhựa gây hại cho sức khỏe. Không chỉ gây đau bụng, tiêu chảy, khi bị nuốt, hít vào phổi hoặc hấp thu qua da nhựa melamine còn có thể gây ung thư, vô sinh.

Khi dùng đũa nhựa nấu ăn, nếu thấy đầu đũa bị cháy xém hoặc biến dạng, bạn nên thay bằng một loại đũa khác ngay nhé.

Sử dụng đũa ăn đúng cách

– Mỗi tuần, bạn nên luộc đũa trong nước sôi khoảng 30 phút, phơi khô trước khi dùng. Cách làm này cũng áp dụng cho những đôi đũa khi mới mua về.

– Nên để đũa ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh tình trạng bị nấm mốc.

– Không nên chà xát quá mạnh khi rửa đũa. Nếu chà xát mạnh tay sẽ khiến lớp sơn bảo vệ bên ngoài của đôi đũa bị mất đi, xuất hiện các vết nứt và đó là nơi trú ngụ của vi sinh vật.

Cách nhận biết đũa “hết hạn sử dụng”

Hãy thay đũa 6 tháng/lần, mẹ nhé! 8

Khi đũa có biểu hiện bị mốc bạn nên thay cái mới. (Ảnh minh họa)

– Quan sát bề mặt đũa xem có nấm mốc hay không là một trong những mẹo nhỏ giúp gia đình bạn sử dụng đũa đúng cách. Nếu thấy xuất hiện chấm đen tức là đũa đã bị nhiễm khuẩn, không dùng được nữa. Nếu đũa có mùi chua, đây cũng là biểu hiện chúng đã bị nhiễm bẩn, bạn nên thay bằng đôi đũa mới.

– Các loại đũa thường có hạn sử dụng khoảng từ 3-6 tháng.

– Khi thấy màu đũa chuyển sang màu đậm hoặc nhạt hơn thì bạn cũng nên thay bằng đôi đũa khác.

Mẹ&Con mong rằng những kiến thức trên sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các mẹ để sử dụng đũa đúng cách, an toàn cho sức khỏe.

Tags:

Bài viết liên quan