1. Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan là thực phẩm lý tưởng mẹ nên giới thiệu cho bé ăn bằng tay và tập nhai, mẹ có thể luộc hoặc hấp chín mềm để bé dễ nhai hơn. Mẹ nên chọn những quả đỗ non để bé dễ ăn hơn nhé!
Với những bé đang ở độ tuổi mọc răng, mẹ có thể luộc hoặc hấp chín, sau đó cho vào tủ lạnh để làm mát, rồi mang ra cho bé ăn sẽ giúp bé “giải” quyết được ngứa ngáy khó chịu khi mọc răng, đồng thời kích thích việc tiết nước bọt giúp bé ăn ngon miệng nữa đấy. Trong đậu Hà Lan, không chỉ giàu acid folic mà còn là một nguồn cung cấp vitamin K1 dồi dào, một chất có khả năng kích hoạt các protein không collagen để duy trì canxi trong xương.
Đậu Hà Lan cũng giàu chất sắt tốt cho trẻ có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt. Có quá nhiều công dụng hữu ích cho bé phải không nào? Vậy nếu bé đang ở độ tuổi từ 7-11 tháng tuổi, mẹ đừng quên thêm đậu Hà Lan hấp hoặc luộc vào thực đơn của bé nha!
2. Các loại cá giàu DHA, nướng hoặc hấp
Thịt cá mềm, bổ dưỡng, dễ ăn lại giàu dinh dưỡng nên thích hợp cho bé đang độ tuổi tập nhai. Mẹ có thể chọn các loại cá giàu hàm lượng DHA và Omega -3 – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển trí não của bé như cá hồi, cá bơn…
Khi chế biến cá cho bé ăn bốc mẹ có thể nướng hoặc hấp nhưng nhớ phải loại bỏ xương, dăm cá để tránh bé bị hóc. Hơn nữa, với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ không nên thêm muối vào thức ăn của bé tránh gây hại cho thận còn non nớt của con. Và khi làm chín nên chia thành những miếng nhỏ để bé dễ cầm và dễ ăn hơn.
3. Ngũ cốc hoặc khoai tây nghiền
Mẹ có thể lo sợ em bé bốc và làm rơi vãi thức ăn khắp nhà hoặc bôi lem nhem vào quần áo, thậm chí là trên mặt. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên khi cho bé tập “ăn bốc” mẹ đừng nên bỏ qua khoai tây và bột ngũ cốc, vì đây là những món không chỉ giàu giá trị dinh dưỡng mà còn kích thích thú ăn uống của bé. Hãy cứ cho bé thỏa sức vui chơi với thức ăn, bé sẽ học được cách kiểm soát món đồ trong tay đồng thời cảm thấy việc ăn uống khá thú vị, điều này có ích cho việc hấp thu dưỡng chất của bé.
Khi cho ăn hai món này, mẹ nên đặt bé ngồi trong ghế ăn chuyên dụng lọai dành cho các bé tập ăn và cho thức ăn vào đĩa hoặc bát làm bằng nhựa để bé thỏa sức khám phá mà không lo bị rơi vỡ hoặc mảnh vỡ làm tổn thương bé. Hãy để bé tự do với bát thức ăn của mình, vì theo các chuyên gia chơi với thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đồng thời giúp trẻ học được nhiều kỹ năng hơn.
4. Thịt nạc nấu chín mềm
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, thức ăn bằng tay đâu tiên mẹ nên giới thiệu cho bé là thịt nạc được hầm mềm. Thịt không chỉ giàu protein mà còn là nguồn cung cấp sắt dồi dào cho trẻ, với những trẻ có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt mẹ có thể chọn các loại thịt đỏ như thịt bò chẳng hạn để làm món cho bé ăn tập nhai cho bé.
Ngoài thịt hầm mềm mẹ có thể xay nhuyễn thịt làm thành món thịt viên nướng, cho bé ăn đều ngon. Nhưng nhớ là phải hầm mềm nhé, nếu thịt dai bé sẽ khó nhai và dễ nuốt chửng có thể bị nghẹn, rất nguy hiểm.
5. Đậu hầm mềm
Khi bé đã thuần thục kỹ năng cầm nắm và có thể giữ chắc món đồ nhỏ, mẹ có thể hầm các loại hạt đậu thật mềm để cho bé ăn bốc. Nhưng lưu ý mẹ nên chọn hạt đậu khô, hoặc tươi tránh mua đồ hộp vì thực phẩm đóng hộp thường có nhiều natri, không tốt cho trẻ dưới 1 tuổi. Vì hàm lượng muối natri quá cao có trong đồ hộp có thể gây hại cho thận bé.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng họ nhà đậu cung cấp nhiều chất đạm, chất xơ, axit folic và chất dinh dưỡng khác rất tốt cho em bé của bạn. Tuy nhiên, lưu khi cho bé ăn đậu mẹ phải nhớ nấu thật mềm nhé, để tránh bé hóc đấy!
6. Cà rốt hấp
Bắt đầu từ 12 tháng tuổi, mẹ hoàn toàn có thể hấp hoặc luộc chín cà rốt để bé ăn bằng tay, để luyện kỹ năng nhai cho bé. Cà rốt nên chọn củ non, không có xơ và khi nấu phải nấu chín nhừ để bé dễ nhai và không bị hóc.
Cà rốt là thực phẩm chứa nhiều carotene (tiền vitamin A) rất tốt mắt bé. Hơn nữa, trong cà rốt cũng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, C, D, acid folic, kali, canxi, sắt… giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh về thể chất. Bên cạnh đó, các chất chống oxy có trong cà rốt: beta carotene, alpha carotene, Phenolic acid, Glutathione… đã được chứng minh là có khả năng làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và ung thư…
7. Sữa chua đóng gói đông lạnh
Một túi sữa chua mẹ tự làm không chỉ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mà chắc chắn sẽ hợp khẩu vị của bé hơn. Món tráng miệng với một túi sữa chua được làm đông trong ngăn đã tủ lạnh, cũng có ích cho việc luyện kỹ năng nhai của bé.
Khi cho bé ăn sữa chua trong túi ni lông mẹ dùng kéo cắt một góc nhỏ của túi để bé tự căn hoặc mút sẽ giúp bé vô cùng thích thú.
8. Dưa hấu và bơ
Dưa hấu, bơ là những trái cây mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn bốc mà không cần làm chín. Sau khi làm gọt bỏ vỏ, mẹ có thể cắt miếng vừa tay và cho bé ăn. Riêng với dưa hấu mẹ nên loại bỏ hạt trước khi cho bé ăn, để tránh bé bị hóc hạt dưa nhé!
Mẹ biết không? Bơ rất giàu giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu chỉ ra rằng bơ là nguồn cung cấp dồi dào protein, chất xơ, axit folic, kẽm, riboflavin, thiamin, vitamin A,E,D,…cho bé. Mẹ thậm chí không thể tìm thấy mật độ dinh dưỡng dày đặc và đa dạng như vậy trong bất cứ loại trái cây nào khác đâu nhé. Trong khi đó, dưa hấu không chỉ giúp bé giải khát nhờ thành phần chính là nước mà còn cung cấp vitamin A như beta-carotene, vitamin C, kali, vitamin B1 và B6 và ma giê sẽ rất thích hợp cho trẻ béo phì, thừa cân.
9. Mì ý
Đa phần các bé đều thích ăn mì. Vì chúng rất ngon và dễ ăn. Vậy nên, đây cũng lá món ăn lý tưởng mà mẹ nên giới thiệu cho bé ăn bốc.
Để giúp bé dễ nhai và nuốt khi chế biến món mì ý mẹ không nên để quá dai mà nên làm mềm sợi mì. Và tránh cho quá nhiều gia vị vào món nước sốt đặc biệt là gia vị cay và muối vì những thứ này không tốt cho hệ tiêu hóa và thận bé dưới 1 tuổi.
10. Trứng chiên
Trẻ từ 1 tuổi trở lên mẹ hoàn toan có thể cho bé ăn trứng chiên, đây cũng là thực phẩm lý tưởng cho bé tập ăn bốc.
Các chuyên gia dinh dưỡng trứng là nguồn cung cấp sắt, protein và choline tuyệt vời cho bé. Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho lòng đỏ trứng vào bột ăn dặm của bé, nhưng nhớ là cho ½ lòng đỏ thôi nhé và một tuần không nên cho bé ăn quá 2 quả trứng. Vì trong trứng chứa protein khó tiêu, sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của bé. Trẻ trên 1 tuổi, mẹ mới bắt đầu cho bé ăn lòng trắng trứng.
11. Bông cải xanh
Khi bé đã bắt đầu thuần thục kỹ năng cầm nắm, mẹ nên giới thiệu bông cải xanh cho bé tập nhai. Nhưng lưu ý; khi chế biến nên cắt nhỏ bông cải, mẹ có thể luộc hoặc hấp chín và phải mềm, sau đó mới cho bé ăn. Và nhớ là không nên thêm muối vào khi chế biến, nếu như em bé dưới 1 tuổi.
Là thực phẩm giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C có tác dụng ngừa ung thư, béo phì. Chất sắt có trong bông cải xanh tốt cho bé bị thiếu máu do thiếu sắt. Chưa hết, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nếu bé được làm quen với bông cải xanh sớm, vị chát, đắng của cải xanh sẽ giúp bé dễ thích nghi với mùi vị lạ, nhờ đó bé sẽ ăn được đa dạng các thực đơn hơn.
12. Dưa chuột
Những bé đang trong thời kỳ mọc răng, mẹ có thể giới thiệu dưa chuột để bé nhai, dưa chuột mát và vị dễ ăn giúp bé giảm ngứa ngáy, khó chịu khi mọc răng.
Khi chế biến dưa chuột cho bé tập nhai và ăn bốc mẹ nên gọt vỏ, bỏ ruột và cắt dưa thành những miếng dài để bé không bị hóc nghẹn khi nhai.