Trẻ em ăn nhiều mì tôm kém thông minh
Trẻ em ăn nhiều mì tôm có tác hại gì? Không chỉ riêng trẻ con mà ngay cả người lớn cũng thích ăn mì tôm không chỉ vì sự tiện lợi, dễ chế biến mà còn vì giá thành một bát mì tôm rẻ hơn rất nhiều so với dĩa cơm, tô cháo, bún hay phở… Vì vậy, hầu như gia đình nào cũng tích trữ mì tôm trong nhà, phòng khi trẻ đói là chỉ việc đổ nước sôi vào và cho trẻ ăn. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu thì loại thực phẩm tiện lợi này lại vô cùng có hại cho sức khỏe, sự phát triển của trẻ, đặc biệt là ảnh hưởng đến trí tuệ và khả năng sáng tạo của trẻ.
Mì tôm tiện lợi và rẻ tiền nhưng lại vô cùng gây hại cho sức khỏe và trí thông minh của trẻ. (Ảnh minh họa)
Thực phẩm “nghèo” dinh dưỡng cho não
Thành phần chủ yếu của mì tôm chính là tinh bột và chất béo, bên cạnh đó một lượng lớn vitamin và gluco đã bị mất đi trong quá trình chế biến. Do đó, nếu cho trẻ ăn quá nhiều mì tôm, không chỉ khiến trẻ bị thiếu chất xơ, vitamin, khoáng chất… mà còn làm tăng lượng cacbon hydrat trong cơ thể. Trong khi cacbon hydrat là nguyên nhân làm suy giảm hoạt động của các nơ-ron thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng tư duy, khiến trẻ chậm chạp, ù lì hơn nhưng đứa trẻ khác. Chưa kể, ăn nhiều mì tôm trẻ rất dễ bị tăng cân, béo bụng vì tiêu thụ quá nhiều tinh bột.
Cản trở quá trinh hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ
Ăn nhiều mì tôm không chỉ gây mất cân bằng dinh dưỡng mà còn gây cản trở, kìm hãm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng từ các thực phẩm lành mạnh khác của các bé, đặc biệt là những bé dưới 5 tuổi.
Thiếu thành phần dinh dưỡng quan trọng cho não
Để duy trì và nâng cao chức năng sinh lý bình thường của nào, nhất định không thể thiếu 8 chất dinh dưỡng bao gồm: Vitamin, A, vitamin C, vitamin E, vitamin nhóm B, lecithin, protein, đường và canxi. Ăn nhiều mì tôm đồng nghĩa với việc bạn làm giảm hàm lượng lecithin và vitamin – 2 dưỡng chất cần thiết cho não. Vì vậy, để trẻ tư duy tốt, trí não phát triển bạn nên hạn chế cho con ăn mì tôm và thay thế bằng những thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng khác.
Làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cho trẻ
Thành phần phụ gia trong mì tôm gồm muối, chất béo bão hòa, màu thực phẩm… được đánh cho là vô cùng độc hại đối với sức khỏe con người. Đặc biệt, ăn mì tôm trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Trẻ dễ bị béo phì thừa cân khi ăn nhiều mì tôm
Mì tôm chứa nhiều natri và chất béo, nếu trẻ ăn nhiều sẽ dễ bị béo phì thừa cân. Vì vậy, bạn cần hạn chế cho trẻ ăn, đặc biệt những bé đang thừa cân thì tuyệt đối không bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống của trẻ.
Mì tôm chứa nhiều natri và chất béo, khiến trẻ dễ bị béo phì thừa cân nếu ăn nhiều. (Ảnh minh họa)
Tác động xấu đến chức năng dạ dày non yếu của trẻ
Những biểu hiện thường thấy nhất khi trẻ ăn mì tôm thường xuyên là đầy hơi, đau dạ dày… Đặc biệt, thành phần hương liệu và các chất phụ gia trong mì tôm còn có khả năng làm giảm sút vị giác của trẻ, đồng thời gây áp lực cho dạ dày của trẻ. Chưa kể, những trẻ chỉ ăn mì tôm sẽ thường biếng ăn và sẽ không thích món gì khác ngoài mì tôm.
Gây hại cho thận và làm loãng xương
Muối là một trong những thành phần chủ yếu của mì tôm, bên cạnh tinh bột và chất béo bão hòa. Tiêu thụ nhiều muối khiến thận của trẻ phải làm việc nhiều hơn, từ đó làm suy giảm chức năng của thận về sau. Bên cạnh đó, phosphate – chất giúp cải thiện mùi vị thức ăn chứa trong mì, giúp bé ăn ngon miệng hơn nhưng lại không hề tốt cho hệ xương của trẻ, có thể dẫn đến loãng xương, răng sẽ yêu hơn.
Làm suy giảm hệ miễn dịch
Propylene glycol – một hóa chất bao quanh sợi mì giúp chống đông và giữ ẩm cho mì. Chất này thường tồn tại như váng mỡ nổi trên nước khi bát mì nguội. Propylene glycol dễ bị hấp thụ và tích tụ trong gan, tim và thận, khiến sức khỏe của trẻ bị tổn thương. Đặc biệt là có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ.
Giờ thì mẹ đã biết tại sao trẻ ăn nhiều mì tôm có tác hại gì rồi đúng không? Và lý do vì sao mì tôm lại không được xếp vào hàng những thực phẩm lành mạnh dành cho trẻ rồi nhé!