Mẹ&Con – Để bữa ăn lành mạnh ngoài việc đảm bảo việc lựa chọn thực phẩm sạch, phong phú các dưỡng chất, bạn còn phải biết một vài mẹo dưới đây. 10 thói quen lành mạnh giúp tăng cường trí nhớ và tư duy logic Muốn con luôn khỏe mạnh nhớ duy trì 6 hoạt động lành mạnh này mỗi ngày Là người bận rộn đừng bỏ qua 7 nguyên tắc ăn uống lành mạnh dưới đây

Kết hợp thực phẩm giúp tăng cường hấp thu dinh dưỡng

thuc-pham

Bổ sung thực phẩm có thể giúp tăng cường sự hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể. (Ảnh minh họa)

Việc kết hợp các loại thực phẩm lành mạnh cùng các nhóm thực phẩm giúp thúc đẩy sự hấp thụ chất dinh dưỡng tạo cho cơ thể nhiều cơ hội nhận được năng lượng, dưỡng chất hơn. Chẳng hạn như sự kết hợp của:

Cà chua và dầu ô liu: Lycopene, chất chống oxy hóa, chống ung thư mạnh mẽ trong màu đỏ của quả cà chua sẽ được hấp thụ vào cơ thể tốt hơn khi kết hợp với một chất béo lành mạnh như dầu ô liu.

Rau cải bó xôi và nước ép chanh: Sử dụng quả chanh ép nước cốt vào món rau cải bó xôi trước khi ăn giúp chất sắt trong loại rau này được hấp thu vào cơ thể cao hơn đến 6 lần.

Củ nghệ và hạt tiêu đen: Củ nghệ có chứa thành phần curcumin, có đặc tính chống viêm mạnh. Kết hợp với hạt tiêu đen có chứa một hợp chất gọi là piperine giúp cơ thể hấp thu curcumin lên đến 1.000 lần.

Trứng và bơ: Các chất béo tốt trong bơ tăng cường sự hấp thụ vitamin D được tìm thấy trong trứng.

Ăn chậm và nhai kỹ

Ăn chậm, nhai kỹ giúp lượng thức ăn xuống dạ dày trở ít hơn, điều này làm hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và giúp đường ruột hấp thu các chất dinh dưỡng, năng lượng từ thức ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn không nên nhai thức ăn quá lâu để tránh chứng đầy hơi và ợ nóng.

Biết những thực phẩm nào nên nấu chín hoặc ăn sống

an-song

Có những thực phẩm ăn sống tốt hơn là nấu chín và ngược lại. (Ảnh minh họa)

Biết thực phẩm nào được nấu chín tốt hơn ăn sống hay ăn sống tốt hơn nấu chín để đảm bảo sự hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn trọn vẹn nhất và đặc biệt là đảm bảo sức khỏe.

Bạn nên biết rằng, một số loại thực phẩm khi nấu chín có thể bị ảnh làm mất các dưỡng chất quan trọng như: vitamin B1, B5, C, folate… vì những chất này đều rất nhạy cảm với nhiệt. Chẳng hạn như: bông cải xanh, rau bina, cải xoăn, ớt…

Thế nhưng, một số chất dinh dưỡng chỉ giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn khi được nấu chín. Ví dụ, các loại rau giàu beta-carotene (khoai lang, bí, cà rốt), giàu lycopene (cà chua)…

Bảo quản thực phẩm vào tủ lạnh

Một số người có thói quen bảo quản rau trong tủ lạnh nhưng số khác lại nghĩ rằng, việc bỏ thực phẩm vào tủ lạnh sẽ khiến các dưỡng chất biến mất.

Các nhà khoa học Anh đã tiến hành một số nghiên cứu và kết quả cho thấy, các hợp chất như: vitamin C, polyphenol và chất chống oxy hóa như lutein, beta-carotene có trong các loại trái cây và rau củ đông lạnh thường phong phú và dồi dào hơn. Bởi trái cây và rau đông lạnh sau khi mua về cho vào đông lạnh ngay có thể giảm thiểu đáng kể tổn thất dinh dưỡng. Ngược lại, những sản phẩm tươi được bảo quản ở nhiệt độ thường sẽ làm các chất dinh dưỡng giảm đi đáng kể.

Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến

rua-sach

Rửa thật sạch thực phẩm trước khi đem chế biến. (Ảnh minh họa)

Các loại rau, củ, quả nên được làm sạch bằng các dung dịch rửa rau trước khi đem chế biến. Ngoài nước muối, bạn có thể sử dụng các loại nước như giấm và chanh, soda và chanh… để giúp loại bỏ vi khuẩn, các chất bẩn và độc tố bám vào rau quả.

Những thực phẩm có nguồn gốc động vật như lòng heo, gà hoặc một số nội tạng khác nên được chà xát với muối, chanh để làm sạch vi khuẩn, ký sinh trùng cũng như giảm mùi hôi.

Tags:

Bài viết liên quan