Mẹ&Con – Mẹ đang lo lắng khi con yêu mắc chứng đái dầm? Dưới đây là 8 mẹo giúp mẹ ngăn chặn được việc đái dầm cho con trẻ. 12 bài thuốc chữa bệnh trẻ đái dầm rất hiệu quả lại dễ làm Cho trẻ ăn gì để hết đái dầm Mẹ ơi, con lại đái dầm!!!

Theo Viện Y tế quốc gia Hoa Kỳ đái dầm là chứng tiểu tiện không tự chủ được trong lúc ngủ, trẻ thường xấu hổ về vấn đề này nhưng nó lại rất phổ biến. Thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi, nhưng có khoảng 15 – 20% trẻ dưới 5 tuổi mắc chứng bệnh này. Chứng đái dầm xảy ra ở bé trai nhiều hơn là bé gái.

1. Không la mắng bé

8 mẹo "cai" tật đái dầm cho bé yêu 7

Không trách mắng khi thấy bé đái dầm (Ảnh minh họa)

Khi thấy con làm ướt giường mà bạn cứ “ra sức” trách mắng hay nổi cáu, tức giận sẽ chỉ gây áp lực cho bé và làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Thông thường, nếu bố mẹ không nói về chứng đái dầm thì trẻ nghĩ rằng chỉ mình chúng là người duy nhất gặp phải vấn đề này. Thay vì việc la mắng bé, mẹ hãy trấn an tinh thần cho con, nói rõ cho con biết đó chỉ là “chuyện nhỏ” thường xảy ra trong lứa tuổi này.

2. Nhờ sự tư vấn của bác sĩ

Dù bận bịu với công việc thế nào đi nữa, mẹ cũng nên dành một ít thời gian để nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về chứng đái dầm của con mình. Có thể bác sĩ sẽ theo dõi được sự tiến bộ của con bạn và từ đó đưa ra được những giải pháp để xử lý. Nếu con bạn lớn hơn 5 tuổi, đái dầm chỉ xuất hiện một cách đột xuất, hãy cùng bác sĩ tìm ra lý do. Nói chuyện với bác sĩ về các nguyên nhân có thể xảy ra như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường hay thậm chí do căng thẳng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không hề có lý do dẫn đến chứng đái dầm, mà nó chỉ là sự chậm trễ trong việc kiểm soát sự phát triển của bàng quang vào ban đêm.

3. Khuyến khích trẻ vào phòng tắm trước khi đi ngủ

8 mẹo "cai" tật đái dầm cho bé yêu 8

Ảnh minh họa

Nếu con bạn đã tắm, trước khi đi ngủ bạn cũng nên nhắc nhở con vào phòng tắm một lần nữa. Khi bàng quang của bé đã xẹp sẽ hạn chế được tình trạng đi tiểu vào ban đêm. Việc này sẽ không có tác dụng chữa bệnh đái dầm, nhưng nó lại là một cách hiệu quả để giữ cho chiếc giường của bé luôn được khô thoáng qua đêm. Ngoài ra, một số bác sĩ Nhi khoa cũng khuyến cáo các mẹ nên hạn chế cho con ăn hoặc uống quá nhiều chất lỏng trước giờ đi ngủ.

4. Tạo một biểu đồ khuyến khích

Mẹ có thể vẽ ra một biểu đồ hoặc sử dụng cuốn lịch để bàn, thêm một vài ngôi sao sáng bóng hoặc vài hình khuôn mặt hạnh phúc. Nếu đêm nào giường khô sạch sẽ được gắn một ngôi sao, tới khi đủ 10 ngôi sao con sẽ được thưởng một món đồ chơi, một cái bánh hoặc được đi chơi với gia đình vào dịp cuối tuần. Đây xem như là món quà khuyến khích trẻ khắc phục và tạo sự quyết tâm “thực hiện bằng được”. Nhưng mẹ cũng nên nhớ thỏa thuận với bé trong trường hợp bé đái dầm, trái ngược với các phần thưởng sẽ là “thi hành” các hình phạt.

5. Kiểm tra chứng táo bón

8 mẹo "cai" tật đái dầm cho bé yêu 9

Ảnh minh họa

Táo bón là một nguyên nhân phổ biến cho các vấn đề liên quan đến bàng quang. Vì trực tràng nằm sau bàng quang, đôi lúc sẽ gây khó khăn và áp lực lên bàng quang. Điều này gây ra sự bất ổn cho bàng quang. Nếu nhận thấy con bạn không đi đại tiện đều đặn mỗi ngày 1 lần hoặc có phân cứng, bạn nên tăng lượng chất lỏng hoặc bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Nước ép trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt là những gợi ý cho mẹ chọn lựa để giúp bé trị táo bón, từ đó khắc phục được chứng đái dầm tốt hơn.

6. Xem xét lại quá trình điều trị bằng thuốc

Thuốc cũng là một trong những lựa chọn để mẹ trị chứng đái dầm cho bé, nhưng nó lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Nếu cho bé sử dụng thuốc làm giảm sản xuất nước tiểu, có thể gây đau đầu, đỏ bừng mặt, buồn nôn và thậm chí gây ra tình trạng giữ nước nghiêm trọng. Một số thuốc chỉ có xu hướng kiểm soát các triệu chứng chứ không chữa dứt điểm được bệnh đái dầm. Hoặc khi bạn cho bé ngưng dùng thuốc, bệnh có thể dễ tái phát một lần nữa. Tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ Nhi khoa để có được sự lựa chọn tốt nhất dành cho bé.

7. Mua đồng hồ báo độ ẩm

8 mẹo "cai" tật đái dầm cho bé yêu 10

Đồng hồ báo độ ẩm có khả năng trị chứng đái dầm ở trẻ (Ảnh minh họa)

Thiết bị này gồm hai phần, một phần cảm nhận được độ ẩm và phần còn lại làm nhiệm vụ báo thức. Bộ phận cảm nhận độ ẩm được gắn vào quần, khi bé đái dầm sẽ kích hoạt bộ phận cảm biến làm chuông kêu to đánh thức bé. Sau nhiều lần, bé sẽ tạo được thói quen cách nhận biết tín hiệu của bàng quang và dậy đi tiểu khi bàng quang đầy.

8. Đầu tư một tấm nệm chống thấm

Nếu dùng đồng hồ báo độ ẩm và thuốc trị bệnh đái dầm cho bé mà vẫn không đạt hiệu quả thì bạn nên đầu tư một tấm nệm có bìa không thấm nước. Bạn nên chỉ cho bé cách thay tấm lót vào mỗi buổi sáng để con chịu trách nhiệm về việc đái dầm cũng như ý thức được tác hại của việc đái dầm.

Tags:

Bài viết liên quan