Mẹ&Con – Mùa nắng nóng, điều hòa là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. 7 tuyệt chiêu sử dụng máy điều hòa tiết kiệm điện trong mùa hè 7 sai lầm thông thường khi sử dụng máy lạnh 8 nguyên tắc nên có khi cho con nằm máy lạnh

Để ở nhiệt độ quá thấp

nhiet-do

Để nhiệt độ điều hòa quá thấp làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé (Ảnh minh họa)

Trẻ em thể non yếu nên nhạy cảm với nhiệt độ và môi trường bên ngoài. Nếu bố mẹ mở điều hòa ở nhiệt độ phòng quá thấp, chênh lệch nhiều so với nhiệt độ ngoài trời, bé có thể bị tổn thương hệ hô hấp gây viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản…

Nhiệt độ tốt nhất trong phòng khi có trẻ nhỏ chỉ nên để từ 26-28 độ C hoặc tùy theo nhiệt độ môi trường bên ngoài phòng. Thông thường nên để điều hòa thấp hơn nhiệt độ bên ngoài khoảng 3-5 độ C là thích hợp.

Hạ nhiệt độ thấp khi bé vừa từ ngoài nắng về

Tiết trời ngày hè nóng bức, khi vừa đi nắng về mẹ không nên bật điều hòa ở nhiệt độ thấp khiến bé dễ bị sốc nhiệt, các mạch máu co lại đột ngột vô cùng nguy hiểm. Tốt nhất, mẹ chỉ nên bật điều hòa khi mồ hôi trên cơ thể bé đã khô. 

Máy điều hòa quá lâu chưa được vệ sinh

Máy điều hòa cần được vệ sinh ít nhất là 2 lần/năm. Nếu máy điều hòa nhà bạn đã nửa năm nay chưa được vệ sinh thì chắc chắn vi khuẩn từ tấm tản nhiệt sẽ cao gấp 60 lần vi khuẩn bồn cầu, nên trẻ dễ bị bệnh khi nằm điều hòa. Đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.

Cho bé mặc quần áo quá mỏng 

quan-ao

Không nên để bé mặc quần áo mỏng manh khi ở trong phòng điều hòa (Ảnh minh họa)

Để bé mặc quần áo quá mỏng làm các mạch máu và dây thần kinh gần bề mặt da dễ tổn thương. Ngoài ra, cho bé mặc không đủ ấm khi đi ngủ buổi tối còn khiến cơ thể bị nhiễm lạnh. Vì vậy, bạn nên để nhiệt độ phòng vừa phải và chú ý mặc quần áo dài, đắp chăn mỏng khi cho bé ngủ vào ban đêm.

Phòng điều hòa luôn kín mít

Nếu bạn để phòng điều hòa không được trao đổi không khí với môi trường bên ngoài trong thời gian dài sẽ khiến lượng oxi trong phòng giảm dần. Điều này dẫn đến không gian phòng bị ô nhiễm tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nếu bé thường xuyên ở trong phòng kín mít như vậy dễ thiếu oxi lên não ảnh hưởng nghiêm trọng đén sự phát triển tự nhiên của bé. Do đó, nên thỉnh thoảng mở cửa phòng để không khí trong lành hơn.

Không bổ sung nước cho bé đầy đủ

Làn da của trẻ nhỏ thường dễ bị khô ráp, ngứa ngáy và nứt nẻ nếu ở quá lâu trong phòng điều hòa. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên cho bé uống nước. Bên cạnh đó, cũng nên đặt một chậu nước sạch trong phòng để duy trì độ ẩm cần thiết.

Vị trí đặt điều hòa thổi trực tiếp vào người bé

Các vị trí đặt điều hòa như bên cạnh giường ngủ, bàn học của bé… có thể làm cho luồng không khí lạnh thường xuyên thổi thẳng vào cơ thể bé. Điều này gây ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu làm đau nhức, tê liệt cơ và các vấn đề sức khỏe khác của bé.

Cho bé ở trong phòng điều hòa 24/24

ca-ngay

Việc để bé ở trong phòng điều hòa suốt cả ngày không hề tốt (Ảnh minh họa)

Nhiều bố mẹ vì sợ nắng nóng của mùa hè, mà gần như cho bé ở phòng điều hòa suốt cả ngày. Bạn nên biết rằng, trời nóng có thể giúp bé đổ mồ hôi nhờ đó cơ thể thải được độc tố ra ngoài, tăng cường sự trao đổi chất và còn có thể tăng sức đề kháng cho bé. Do đó, việc cho bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài khi trời nóng không hoàn toàn xấu. Tuy nhiên, chỉ nên để bé ra ngoài vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để tránh bị cảm nắng.

Đột ngột cho bé ra khỏi phòng điều hòa

Giống như việc cho bé đi từ ngoài nắng vào phòng điều hòa, thì việc cho bé bước ra đột ngột khỏi phòng điều hòa ra ngoài trời cũng khiến bé dễ sinh bệnh. Do nhiệt độ trong phòng và ngoài trời quá chênh lệch khiến cơ thể bé không thích nghi kịp. Cách tối ưu nhất để tránh phạm phải sai lầm này là mẹ nên tắt điều hòa vài phút trước khi bé ra ngoài.

Không bật điều hòa khi bé nóng sốt

Nhiều mẹ thường lo sợ việc bật điều hòa khi con đang nóng sốt có thể làm tăng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyên nên bật điều hòa để cơ thể bé tản nhiệt, tránh sự nóng bức khiến việc hạ nhiệt của cơ thể bé bị cản trở. Mặc dù vậy, bạn cũng chỉ nên bật nhiệt độ ở mức 26-28 độ C và không để gió lạnh thổi trực tiếp lên người bé.

Tags:

Bài viết liên quan