Con cái khỏe mạnh là niềm hạnh phúc của tất cả các ông bố, bà mẹ. Những lúc trẻ bị bệnh, chúng đau 1 thì cha mẹ đau gấp 10. Giun sán là một trong số những nguyên nhân gây ra sự khó chịu cho trẻ nhỏ, nguyên nhân chính là do tiếp xúc với nguồn nước nhiễm khuẩn, ăn thực phẩm bị ôi thiu, mất vệ sinh… Nhất là những đứa trẻ thường xuyên đi chân đất rất dễ nhiễm phải giun chỉ, giun móc, giun tròn, sán dây và giun đũa.
Ở bài viết dưới đây, Mẹ&Con sẽ đề cập đến triệu chứng cũng như một số cách điều trị bệnh giun đường ruột ở trẻ em.
Các triệu chứng nghiêm trọng:
– Ngứa xung quanh hậu môn
– Mất ngủ
– Ngứa phát ban dai dẳng
– Ho
– Ói mửa
– Tiêu chảy
Trẻ em bị mắc giun đường ruột thường suy dinh dưỡng, chậm lớn – Ảnh minh họa
Tác hại
Giun đường ruột là ký sinh trùng, sống sót bằng cách hút các vitamin và chất dinh dưỡng ra khỏi cơ thể. Điều này có thể gây dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Trẻ em bị suy dinh dưỡng tăng trưởng thấp hơn so với trẻ em khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Hệ miễn dịch của những đứa trẻ này cũng thấp, do đó dễ mắc các bệnh thông thường hơn. Tình trạng thiếu máu còn có thể gây ra những tác hại lâu dài, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
Cách điều trị
– Cách điều trị tốt nhất đó là làm xét nghiệm thông thường, chỉ trong những trường hợp nhất định mới cần đến siêu âm.
– Trẻ em ở độ tuổi từ 1 – 3 có thể được điều trị dễ dàng. Chỉ cần các bác sĩ khẳng định được rõ ràng loại giun mà con bạn bị nhiễm (giun móc, giun đũa, giun sán…) họ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
– Trong và sau khi điều trị, điều quan trọng là ba mẹ cần làm đó là chú ý đến biện pháp phòng ngừa như: Chịu khó thay đổi tã tối thiểu ít nhất từ 2 – 3 lần/ngày, giữ vệ sinh chỗ ngồi của bé sạch sẽ, cắt tỉa móng tay móng chân gọn gàng, ăn chín uống sôi, không ăn đồ ăn ôi thiu, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, không đi chân đất…