Me&Con - Theo y học cổ truyền, tam thất là một loại thảo dược quý dùng để chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe. Các bộ phận của cây tam thất đều được dùng để làm thuốc. Tam thất có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, không độc có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau và chữa các loại bệnh khác. Mã đề - cây thuốc quý trong vườn nhà bạn nên có Lá ổi được xem như phương thuốc dân gian trị bệnh hiệu quả 'Triệt' ho đờm cho bé bằng những bài thuốc dân gian

Cây tam thất hay còn có tên gọi là sâm tam thất, kim bất hóa, điền thất nhân sâm, tên khoa học là Panax pseudoginseng Wall (Panax repens Maxin), thuộc học ngũ gia bì (Araliaceae), là một loài cây ưa ẩm và sống được ở những vùng có khí hậu ôn đới, hầu hết các bộ phận của cây được dùng để chữa bệnh rất hiệu quả. Tam thất có hai loại: Tam thất bắc và tam thất nam.

Tam thất bắc

Là loại thân cây nhỏ, sống lâu năm, cây cao khoảng 30 – 60 cm, thân cây mọc đứng, vỏ cây không có lông, có rãnh dọc, lá mọc vòng 3 – 4 lá một. Lá kép kiểu bàn tay xòe thường được trồng 3 – 7 năm mới thu hoạch củ, rễ để làm thuốc.

tam-that-bacTam thất là một loại thảo dược quý có thể chữa được nhiều bệnh. (Ảnh minh họa)

Tam thất nam

Tam thất nam còn gọi là tam thất gừng, khương tam thất, ngải năm ông, cây không có thân, có thân rễ dày bao bởi những vết của lá đã rụng thường phân nhánh mang nhiều củ nhỏ bằng quả trứng chim xếp thành chuỗi, có rễ con dạng sợi. Lá mọc rời từ 3 – 5 lá, cuống dài, xuất hiện sau khi cây ra hoa. Phiến lá thuôn dài hình chóp nhọn có màu lục, lục pha nâu hay nâu tím, mép nguyên và lượn sóng. Cụm hoa nằm ở gốc bên lá, phía cuối có một lá bắc hình ống bao lấy hoa. Tràng hoa màu trắng, họng vàng, bầu nhẵn chia làm 3 ô.

tam-that-namHình dáng cây tam thất nam. (Ảnh minh họa)

Một số bài thuốc y học cổ truyền sử dụng tam thất

Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Mỗi ngày uống 5g bột tam thất, uống 1 lần chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.

Phòng và chữa đau thắt ngực: mỗi ngày uống 3 – 6 g bột tam thất với nước ấm, uống 1 lần mỗi ngày.

Chữa thấp tim: Ngày uống 3g bột tam thất, chia thành 3 lần (cách nhau 6 – 8 giờ) với nước ấm. Dùng trong 30 ngày sẽ có hiệu quả.

Chữa đau thắt lưng: Dùng bột tam thất và bột hồng nhân sâm có lượng bằng nhau trộn đều, mỗi ngày uống 4g chia làm 2 lần (mỗi lần cách nhau 12 tiếng) với nước nước ấm.

Chữa máu ra nhiều sau khi sinh: Tam thất tán thành bột mịn uống chung với nước cơm, mỗi lần 8g, ngày uống 2 – 3 lần.

Chữa rong huyết, rong kinh do bế kinh, huyết ứ: Dùng 4g tam thất, 12g ngải điệp, 12g ô tặc cốt, 8g đương quy, 8g xuyên nhung, 8g đơn bì, 8g đan sâm, 4g một dược, 4g ngũ linh chi, tất cả sắc uống chung mỗi ngày, uống trong vòng 1 tháng.

Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: 25g đương quy, 20g xuyên khung, 15 – 20g xích thược, 10g hồng hoa, tam thất 6g sắc uống chung.

Những trường hợp không nên sử dụng tam thất

Tam thất có nhiều công dụng, nhưng cũng nên lưu ý với một số trường hợp sau không nên sử dụng tam thất khi bị tiêu chảy, thận trọng cho trẻ em khi sử dụng, những người đang chảy máu và đặc biệt đối với thai phụ.

Đối với thai phụ, mặc dù tam thất có lợi cho phụ nữ sau sinh nhưng tam thất có tính ôn, khi mang thai cơ địa của phụ nữ thường nóng nếu dùng sẽ gây ra tác dụng phụ cho thai nhi và không tốt cho thai phụ.

Tags:

Bài viết liên quan