Để phòng chống bệnh tay chân miệng cho trẻ, các gia đình cần tuân thủ các biện pháp dưới đây:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
Để phòng chống và giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệng đến sức khỏe của trẻ, bạn nên tuân thủ nguyên tắc vệ sinh cá nhân, bằng cách cho trẻ rửa tay bằng các dung dịch vệ sinh thường xuyên. Đặc biệt, nên rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi cho trẻ ăn và sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. Ngoài ra, bạn phải luôn đảm bảo tay chân mình đã được vệ sinh đúng cách rước khi bồng ẵm bé.
Hướng dẫn bé cách rửa tay bằng xà phòng để phòng chống bệnh tay chân miệng. (Ảnh minh họa)
Ăn chín uống sôi
Lựa chọn thực phẩm vẫn còn nguyên vẹn và tươi ngon, rửa bằng nước muối hay chần sơ bằng nước sôi trước khi chế biến cho trẻ. Song song đó, các vật dụng dùng để chế biến thức ăn như nồi, chảo, bát, thìa… cũng cần được rửa sạch, khử trừng sẽ trước khi dùng. Những món ăn cho trẻ cần đợc nấu kỹ để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn bốc, mút tay khi ăn.
Vệ sinh môi trường sống
Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát đặc biệt là những khu vực trẻ thường tiếp xúc như sàn nhà, nắm cửa, tay vịn cầu thang, bề mặt bàn gỗ… và lau chùi, khử trừng các vật dụng hằng ngày của trẻ như đồ chơi, dụng cụ học tập sạch sẽ.
Thu gom và xử lý chất thải của trẻ
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Theo dõi để phát hiện sớm
Thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, đồng thời cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày).
Cần theo dõi sức khỏe của bé để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. (Ảnh minh họa)
Người mắc bệnh thường có biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng lợi lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.
Cách chăm sóc trẻ mặc bệnh tay chân miệng tại nhà
– Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm hoặc dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.
– Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. Thức ăn cho trẻ phải được chế biến lỏng, mềm và cần cho trẻ uống nhiều nước nhất là nước hoa quả tưởi.
– Giữ vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước. Không tự ý cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
– Không cho trẻ uống các loại đồ nước có vị chua hay thức uống có gia vị, thay vào đó bạn chỉ nên cho trẻ uống nước mát. Bên cạnh đó, thức ăn cho trẻ cùng cần được chế biến mềm, nghiền nhuyễn cho dễ tiêu và không gây đau họng cho trẻ.
– Không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà chưa được bác sĩ kê toa, chỉ có thể dùng thuốc paracetamol để hạ sốt và giảm đảo cho trẻ.
– Thường xuyên vệ sinh miệng và các vị trí bị tổn thương ngoài dương bằng các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Có thể pha loãng nước muối cho trẻ súc miệng hàng ngày.
– Tắm rửa và vệ sinh nhẹ nhàng thân thể cho bé hằng ngày bằng nước sạch để tránh nhiễm khuẩn.
– Cần cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác trong nhà. Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế cho mình và cho cả trẻ bệnh, sau khi tiếp xúc nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch ngay để hạn chế sự lây lan khi phải chăm sóc trẻ lành.
– Đối với quần áo hay tã lót bẩn của trẻ bệnh phải được ngâm dung dịch sát khuẩn bằng cách luộc bằng nước sôi trước khi giặt xà bông, cũng có thể dùng cloramin B 2% để sát khuẩn quần áo của trẻ. Tương tự, các vật dụng cá nhân của trẻ như bình sữa, chén, bát, muỗng ăn… phải được luộc bằng nước sôi và để riêng.
– Phải theo dõi tình trạng của trẻ, khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao, mụn nhiều là dấu hiệu nặng, nguy cơ biến chứng thì đưa trẻ đến bệnh viên ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, khi trẻ sốt cao 39 độ trở lên hoặc sốt cao kéo dài từ 48 giờ trở đi, quấy khóc, bứt rứt, ói nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình, hoảng hốt, run tay chân, chới với, đi loạng choạng, mạch nhanh không tương ứng với nhiệt độ thân người; thở khó/ thở nhanh, da nổi vằn… thì cần cho trẻ nhập viện ngay.