Ăn quá mặn tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Thường xuyên ăn nhiều hơn 5g muối mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư – Ảnh (Minh họa)
Theo các chuyên gia Y tế những người có thói quen dùng hơn 6g muối trong chế độ ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và làm tăng nguy cơ ung thư. Lý do là bởi nếu ăn quá nhiều muối sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc bao phủ thành dạ dày, từ đó khiến dạ dày dễ bị tấn công bởi các chất độc, vi khuẩn khiến cơ thể dễ mắc bệnh. Không chỉ vậy, Nitrat trong muối khi vào dạ dày, gặp vi khuẩn sẽ biến đổi thành Nitrit. Nitrit sẽ phản ứng với các amin (cấp 2 hoặc cấp 3) và sinh ra Nitrosamin – một chất gây ung thư dạ dày.
Để tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa ung thư, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo một người trung bình chỉ nên bổ sung khoảng 6g muối một ngày.
Ăn quá nóng gây ung thư thực quản
Những món ăn nóng hổi kích thích cảm giác ngon miệng và đa phần mọi người không có cảm giác khó chịu khi ăn thực phẩm nóng. Tuy nhiên, thói quen ăn nhiều món nóng về lâu về dài có thể làm bỏng tổn thương lớp niêm mạc – lớp bảo vệ thực quản vốn nhạy cảm với thức ăn nóng trên 60 độ C. Một khi niêm mạc bị tổn thương, các tế bào ở thực phẩm thay đổi và bắt đầu trở nên giống các tế bào ở dạ dày, đây là tổn thương tiền ung thư và có thể phát triển thành bệnh ung thư biểu mô.
Ăn ít chất xơ nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột
Đối với những người có thói quen ăn nhiều món nướng hay thức ăn danh nhiều chất béo, ăn những nhiều thịt đỏ nhưng lại ít chất xơ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Bởi chất xơ giữ vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư đại trực tràng. Vì vậy, để phòng ngừa ung thư mỗi người nên hình thành thói quen bổ sung nhiều rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày của mình, tốt nhất là 500g rau quả/người/ngày.
Ăn quá ngọt nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung
Ăn nhiều đồ ngọt làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy – Ảnh (Minh họa)
Thói quen ăn nhiều đồ ngọt hay các thực phẩm chiên chứa nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Ngoài ra, quá nhiều đồ ngọt trong chế độ ăn hàng ngày còn tác động xấu đến tuyến tụy. Theo đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với những người có thói quen uống 2 ly nước ngọt mỗi ngày, nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy sẽ cao hơn 90% so với những người không có thói quen uống đồ ngọt.
Không chỉ có vậy, thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt chính là “thủ phạm” gây ra căn bệnh béo phì, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư như: Ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư túi mật và cả ung thư buồng trứng.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nam giới nên tiêu thụ lượng đường khoảng 37,5g (9 muỗng cà phê) đường mỗi ngày. Đối với phụ nữ, nên tiêu thụ đường ở mức độ 25g (6 muỗng cà phê đường) mỗi ngày.
Ăn nhiều đồ nướng nguy cơ mắc ung thư cao
Đồ nướng trên bếp than làm sản sinh chất dioxin gây ung thư – Ảnh (Minh họa)
Theo kết quả nghiên cứu cả các nhà khoa học Pháp chỉ ra rằng, nếu ăn món nướng 1-2 lần trong tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Lý do là bởi, thực phẩm khi nướng trên bếp than sẽ sản sinh ra dioxin – một chất có khả năng kích thích mạnh nhất quá trình gây ung thư.
Ăn thực phẩm để qua đêm
Nhiều bà nội trợ vẫn có thói quen bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh và ăn dần từ 1-2 ngày thậm chí là nhiều ngày sau đó vì nghĩ rằng thực phẩm được an toàn khi được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh vẫn bị biến đổi tuy tốc độ chậm hơn so với để bên ngoài. Với nhiệt độ 5-8 độ C, vi sinh vật ưa lạnh vẫn phát triển và quá trình biến đổi protein trong thực phẩm vẫn diễn ra. Điều này có thể sản sinh ra những chất độc hại, tăng sự sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh cho con người.